Tin tức

Quản trị thương hiệu là gì?

Quản trị thương hiệu đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì danh tiếng của doanh nghiệp và đảm bảo mọi người trải nghiệm nó theo cách mà doanh nghiệp đã dự định. Quản trị thương hiệu tốt là một lợi thế cạnh tranh trong xã hội hiện nay. Khi mà nhiều khách hàng tìm kiếm reviews, xem các hoạt động của công ty và hỏi ý kiến gia đình và bạn bè trước khi mua hàng.

Quản trị thương hiệu là gì?

Một số quan điểm về quản trị thương hiệu

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản trị thương hiệu. Dưới đây là một số quan điểm được Owl Ink Media chọn lọc:

Trong Marketing, quản trị thương hiệu là một loạt các kỹ thuật được sử dụng để tăng giá trị cảm nhận của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Quản trị thương hiệu được xây dựng hiệu quả sẽ giữ chân khách hàng trung thành thông qua liên kết thương hiệu và có tác động tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiêp.

Quản trị thương hiệu là một hệ thống các nghiệp vụ dựa trên các kỹ năng marketing nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển thương hiệu từ tư duy chiến lược đến hành động triển khai.

Quản trị thương hiệu được hiểu là việc ứng dụng các kỹ năng marketing cho sản phẩm, một dòng sản phẩm, hoặc một thương hiệu chuyên biệt nhằm gia tăng giá trị cảm nhận về sản phẩm của NTD và từ đó gia tăng tài sản thương hiệu, khả năng chuyển nhượng thương hiệu. (Neil H. McElroy thuộc tập đoàn P&G)

Quản trị thương hiệu

Tại sao quản trị thương hiệu lại quan trọng như vậy?

Trong một thế giới mà người tiêu dùng đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ dựa nhiều vào thương hiệu, các doanh nghiệp phải có sự quản trị thương hiệu tốt nhằm gây ảnh hưởng đến tâm trí khách hàng. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp thành công hay thất bại chỉ dựa vào khả năng truyền thông thương hiệu của họ.

Quản trị thương hiệu và thị trường mục tiêu của bạn

Việc phát triển một hệ thống chiến lược quản trị thương hiệu, để có thể quản lý giá trị thương hiệu của doanh nghiệp đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng và toàn diện về ba điều:

– Bản thân thương hiệu

– Thị trường mục tiêu, tầm nhìn

– Mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp

Một mối quan hệ tốt với thị trường mục tiêu là điều cần thiết để quản trị thương hiệu. Nếu doanh nghiệp xây dựng thương hiệu không tốt, điều đó sẽ được phản ánh qua doanh số bán hàng yếu, tỷ lệ giữ chân khách hàng kém và tăng trưởng chậm chạp. Để có hiệu quả, quản trị thương hiệu phải chăm sóc toàn diện thương hiệu của doanh nghiệp, sử dụng các kỹ thuật tiếp thị theo cách đảm bảo toàn bộ thương hiệu được làm nổi bật và khác biệt. Cuối cùng, đó là cam kết với khách hàng và sau đó thực hiện lời hứa đó.

Những yếu tố hữu hình và vô hình trong quản trị thương hiệu

– Các yếu tố hữu hình trong quản trị thương hiệu: bản thân sản phẩm; hình thức, giá cả, bao bì, v.v.

– Các yếu tố vô hình trong quản trị thương hiệu: đó là quản lý cách mà khách hàng trải nghiệm thương hiệu của bạn và cách nhân viên đại diện cho thương hiệu.

Các chuyên gia Marketing biết rằng cả khách hàng và nhân viên đều có thể xây dựng tình cảm gắn bó với thương hiệu, sau đó chuyển thành lòng trung thành mạnh mẽ và thậm chí là cảm giác về quan hệ đối tác hoặc quyền sở hữu. Để thương hiệu của bạn phát huy hết tiềm năng của mình với khách hàng, điều quan trọng là phải có một nhóm nội bộ gắn bó và cam kết hiểu vai trò của mình trong hành trình của khách hàng. Từ quản lý cấp cao đến dịch vụ khách hàng, thương hiệu của bạn phải mang tầm nhìn trải nghiệm khách hàng vào cuộc sống cho mọi người.

Nhiều công ty tập trung nỗ lực xây dựng thương hiệu của họ vào bao bì, nhãn mác, logo, quảng cáo,… Nhưng nếu doanh nghiệp không truyền cảm hứng cho nhân viên trở thành đại sứ thương hiệu, thì doanh nghiệp đó đang bỏ lỡ một trong những tài sản mạnh mẽ nhất – con người. Bất kể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ nào, việc xây dựng một thương hiệu mạnh đòi hỏi nhân viên phải cảm thấy được kết nối và là một phần trong đó, cũng như hiểu được vai trò của họ trong việc biến tầm nhìn của thương hiệu thành hiện thực.

Lời kết

Quản trị thương hiệu là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của mọi tổ chức và doanh nghiệp. Thương hiệu mạnh không được xây dựng bằng cách tiếp thị đơn thuần, mà yêu cầu mọi nhân viên phải đóng một vai trò là đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp mình. Mặc dù mỗi chiến lược quản trị thương hiệu khác nhau về nguồn lực và cách thực hiện, nhưng mục tiêu đều giống nhau đó là xây dựng một thương hiệu khác biệt và mang lại lợi nhuận. Thông điệp nhất quán trên mọi kênh tiếp thị sẽ đảm bảo rằng khi mọi người nghĩ về thương hiệu của bạn, nhận thức của họ phù hợp với cách bạn muốn nó được nhìn nhận.

Nếu cần thêm thông tin các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:

https://seohanoi.net

https://www.facebook.com/owlinkmedia

(Nguồn: sưu tầm và tổng hợp)