Tin tức

Quy trình 11 bước xây dựng thương hiệu thành công

Quá trình xây dựng thương hiệu thành công vượt qua sự cạnh tranh, đóng một vai trò quan trọng để tạo ra lòng trung thành của khách hàng. Các thương hiệu thành công tạo ra tài sản cho doanh nghiệp nhờ thu hút và giữ được khách hàng của mình. Theo khảo sát của Nielson, 59% người tiêu dùng thích mua sản phẩm mới từ các thương hiệu đã trở nên quen thuộc với họ.

Là một doanh nghiệp nhỏ, có thể đang phải cạnh tranh với các thương hiệu lớn có sẵn tệp khách hàng trung thành và ngân sách khủng dành cho Marketing . Đó là lý do tại sao chủ doanh nghiệp phải tìm cách trở nên nổi bật – bằng một quy trình xây dựng thương hiệu vững chắc của riêng mình.

Xây dựng thương hiệu thành công với 11 bước đơn giản

Như vậy, làm như thế nào để xây dựng thương hiệu thành công?

Xây dựng thương hiệu là việc làm dài hơi, bền bỉ và cần có sự đầu tư về chiến lược. Nó không đơn giản là một logo ấn tượng hay một quảng cáo được đặt ở vị trí tốt. Để tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng và có cái nhìn tổng quan hơn về quy trình xây dựng thương hiệu bài bản, hãy theo dõi 11 bước đơn giản xây dựng thương hiệu thành công được Owl Ink Media tổng hợp dưới đây nhé!

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là tên gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này để có thể nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phân biệt nó với hàng hóa hay dịch vụ của những người bán khác (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ; Philip Kotler, 1995)

Nói một cách đơn giản, thương hiệu được xác định bởi nhận thức chung của khách hàng về doanh nghiệp. Một thương hiệu thành công phải “nhất quán trong giao tiếp và trải nghiệm”, thông qua nhiều tiêu chí đi kèm:

– Môi trường (mặt tiền cửa hàng hoặc văn phòng)

– Sản phẩm in ấn, bảng hiệu, bao bì sản phẩm

– Website và quảng cáo trực tuyến

– Tiếp thị nội dung và truyền thông xã hội

– Bán hàng và dịch vụ khách hàng

Nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos, từng nói rằng “Thương hiệu là những gì người khác nói về bạn sau lưng bạn”. Theo đó, có thể hiểu  thương hiệu chính là danh tiếng của doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu trong bao lâu?

Xây dựng thương hiệu trong một đêm, hay thậm chí là một tháng, là chuyện không thể. Nói chính xác xây dựng cho thương hiệu của doanh nghiệp là cả một quá trình. Định nghĩa về xây dựng thương hiệu là tạo ra nhận thức về doanh nghiệp bằng cách sử dụng các chiến lược và chiến dịch với mục tiêu tạo ra hình ảnh độc đáo, duy nhất và lâu dài trên thị trường.

Thương hiệu có thể được chia thành ba giai đoạn:

– Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy)

– Nhận diện thương hiệu (Brand Identity)

– Tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing)

Chiến lược Thương (Brand Strategy) 

Đây là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm khi tạo dựng một thương hiệu từ đầu (cho dù doanh nghiệp mới bắt đầu hay đã thành lập). Chúng ta sẽ không thể xây nhà mà không có bản thiết kế, thương hiệu cũng vậy. Có thể coi chiến lược thương hiệu là bản thiết kế cho cách doanh nghiệp.

Một chiến lược thương hiệu toàn diện và hiệu quả nên bao gồm các thành phần sau như một phần của quá trình: Khám phá thương hiệu

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

– Khách hàng mục tiêu

– Tiếng nói thương hiệu

– Thông điệp và câu chuyện thương hiệu

Chiến lược thương hiệu là một phần quan trọng và nền tảng để xây dựng một thương hiệu thành công. Đó là một trong những lĩnh vực mà hầu hết các doanh nghiệp bỏ qua vì họ nhảy ngay vào thiết kế và tiếp thị.

Nhận dạng thương hiệu (Brand Identity)

Đây là cách truyền tải đến công chúng thông qua hình ảnh, thông điệp và trải nghiệm. Các yếu tố nhận diện thương hiệu nên được áp dụng nhất quán trên tất cả các kênh. Đó là cách mà doanh nghiệp trở nên dễ nhận biết. Điều này bao gồm:

Logo, màu sắc và phông chữ

– Thiết kế website

– Nội dung, quảng cáo, in hoặc đóng gói,…

Tiếp thị Thương hiệu (Brand Marketing)

Đây là cách mà các doanh nghiệp làm nổi bật và mang lại nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách kết nối các giá trị và tiếng nói đến đúng đối tượng thông qua truyền thông chiến lược.

Năm 2021, việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của bạn có thể được thực hiện hiệu quả thông qua các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số khác nhau:

– Trải nghiệm người dùng (tức là trang web của bạn)

– SEO và tiếp thị nội dung

– Tiếp thị truyền thông xã hội

– Email Marketing

– Quảng cáo trả tiền (PPC)

Cùng lúc, các kênh trên là cơ sở để đạt được nhận thức và tăng trưởng thương hiệu. Sau đó, chúng ta sẽ đi sâu vào từng yếu tố này!

Đến đây, bạn đã biết được các giai đoạn của một thương hiệu. Nhưng bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Vậy hãy để Owl Ink Studio chỉ cho bạn quy trình 11 bước xây dựng thương hiệu thành công dưới đây:

Quy trình 11 bước xây dựng thương hiệu thành công

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu của thương hiệu

Nền tảng của việc xây dựng thương hiệu là xác định mục tiêu mà doanh nghiệp cần tập trung nhắm đến. Trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu, phải luôn nhớ rõ thương hiệu  đang tiếp cận đến ai, từ đó định hướng sứ mệnh và thông điệp thương hiệu phù hợp để đánh trúng insights của họ.

Hãy xác định cụ thể đặc điểm của khách hàng mục tiêu trên các khía cạnh nhân khẩu học; quan điểm, phong cách sống; hành vi và thói quen tiếp nhận truyền thông.

Các nghiên cứu cho thấy 50% người tiêu dùng trên toàn thế giới cho biết hiện họ mua hàng dựa trên tác động và giá trị thương hiệu của công ty. Vì vậy, hãy đào sâu và tìm ra những chân lý có thể phân biệt thương hiệu của bạn với những người khác.

Bước 2: Tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu

Bạn có từng nghĩ về sứ mệnh của thương hiệu mình là gì chưa? Nói đơn giản, bạn phải hiểu rõ về cái mà công ty của bạn đang theo đuổi. Trước khi có thể áp dụng quy trình xây dựng thương hiệu được khách hàng mục tiêu tin tưởng, bạn cần biết giá trị mà công ty có thể mang đến là gì.

Tuyên bố sứ mệnh trên cơ bản là nêu rõ mục đích tồn tại của công ty. Từ đó quyết định đến mọi khía cạnh khác trong chiến thuật xây thương hiệu.

Mọi thứ từ logo đến tagline, tông giọng (voice), thông điệp (message) và cá tính (personality) đều phải phản ánh sứ mệnh này. Để khi ai đó đặt câu hỏi rằng bạn đang làm gì, bạn có thể dùng tuyên bố sứ mệnh thương hiệu để trả lời họ.

Tất cả chúng ta hầu như đều biết câu tagline nổi tiếng của thương hiệu Nike “Just do it” (Cứ làm đi). Vậy bạn có biết sứ mệnh của Nike là gì?

Sứ mệnh của Nike là “Mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho tất cả các vận động viên trên thế giới”. Vì vậy các bạn có thể thấy Nike thường tập trung vào hình ảnh các vận động viên ở các bộ môn thể thao khác nhau sử dụng giày Nike để tập luyện tốt nhất.

Bước 3: Nghiên cứu những thương hiệu khác

Để xây dựng thương hiệu thành công, việc tìm hiểu và phân tích các đối thủ chính trong ngành của bạn, cả về điểm mạnh lẫn điểm yếu của họ rất quan trọng. Hãy xem xét đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:

– Thông điệp và nhận diện hình ảnh của đối thủ cạnh tranh có đảm bảo tính thống nhất trên các kênh truyền thông hay không?

– Chất lượng dịch vụ/sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là gì?

– Đối thủ cạnh tranh được khách hàng đánh giá hoặc nhắc đến trên mạng xã hội như thế nào?

– Những cách đối thủ cạnh tranh tiếp thị doanh nghiệp của họ, cả online và offline?

Khi đã hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ có cơ sở để định hướng điểm khác biệt cho thương hiệu của bạn, từ đó thuyết phục khách hàng lựa chọn bạn thay vì đối thủ.

4. Xây dựng điểm nổi bật và lợi ích mà thương hiệu bạn mang đến

Trong việc xây dựng thương hiệu, những hãng có nguồn kinh phí và nguồn lực lớn hơn sẽ dẫn đầu trong ngành. Muốn có một thương hiệu đáng nhớ nghĩa là bạn phải đào sâu tìm hiểu bạn đang cung cấp mặt hàng nào mà không ai có. Tập trung vào xây dựng chiến lược thương hiệu trên chất lượng và lợi ích khiến cho thương hiệu công ty bạn nổi trội hơn đối thủ – hay chính là điểm khác biệt.

Giả sử bạn biết rõ khách hàng tiềm năng của mình là gì, thì hãy cho họ lý do để chọn bạn thay vì thương hiệu khác.

Cần nhớ thêm là không chỉ cho họ danh sách hàng loạt tính năng mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có. Thay vào đó bạn nên tập trung suy nghĩ làm thế nào mang đến giá trị có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của người dùng. Ví dụ:

– Dịch vụ khách hàng đáng tin và minh bạch hơn

– Một cách tốt hơn để cải thiện năng suất

– Giảm chi phí với một lựa chọn hợp lý hơn

– Tiết kiệm thời gian cho công việc hàng ngày

Ví dụ minh họa: thương hiệu Apple

Apple luôn đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu của mình. Một trong những điểm nổi bật của thương hiệu này là thiết kế rõ ràng và lợi ích chính mà nó đem lại cho khách hàng là dễ sử dụng. Từ đóng gói độc đáo cho đến các sự kiện công bố, Apple luôn nhắc đi nhắc lại là sản phẩm của họ khác biệt. Bạn còn nhớ slogan của Apple những năm 1997-2002 chứ? “Think different”. Nghĩ khác. Định hướng này vẫn còn đến tận hôm nay.

Bước 5: Tạo logo thương hiệu & tagline

Khi nói đến xây dựng thương hiệu thì hình ảnh là thứ nảy ra đầu tiên. Logo và khẩu hiệu sẽ xuất hiện ở gần như tất cả mọi nơi liên quan đến doanh nghiệp của bạn, vì vậy hãy đầu tư thời gian và tiền bạc để tạo ra một logo và khẩu hiệu ý nghĩa. Bạn nên xây dựng hệ thống nhận diện và hướng dẫn thương hiệu nhằm đảm bảo sự nhất quán cho các ấn phẩm nội dung về sau.

Những tiêu chuẩn cần có của một logo trong chiến lược thương hiệu bao gồm:

– Kích thước và bố cục của logo

– Tông màu

– Phông chữ

– Icon

– Phong cách hình ảnh

– Các yếu tố web khác

Chúng ta đã đi được nửa chặng đường rồi. Nếu bạn đã hoàn thành 5 bước trước, xin chúc mừng nhé! Giờ hãy bắt tay làm tiếp những bước còn lại

Bước 6: Xây dựng tiếng nói thương hiệu

Trong xây dựng thương hiệu, tiếng nói thương hiệu cũng rất quan trọng. Tiếng nói thương hiệu phụ thuộc vào sứ mệnh, khách hàng mục tiêu và ngành mà thương hiệu tham gia. Tiếng nói thương hiệu có thể mang tính chuyên nghiệp, thân thiện, trẻ trung hay giàu thông tin. Hãy chọn ra một tiếng nói thương hiệu phù hợp với công chúng mục tiêu và giá trị bạn mang lại.

Ví dụ minh họa: thương hiệu Virgin America

Virgin America được biết đến bởi dịch vụ khách hàng thân thiện và đáng tin cậy, và tiếng nói thương hiệu của họ luôn cố gắng để ghi sâu hình ảnh đó trong tâm trí khách hàng.

Bước 7: Xây dựng thông điệp thương hiệu

Khi xây dựng một chiến lược thương hiệu, hãy nói thật cô đọng và súc tích bạn là ai. Sử dụng tông giọng mà bạn đã chọn ở bước 6. Thông điệp của bạn nên có sự liên kết với thương hiệu và được trình bày trong 1-2 câu. Thông điệp này khác với logo và tagline ở chỗ nêu ra những khía cạnh sau:

– Bạn là ai

– Bạn cung cấp gì

– Tại sao mọi người nên quan tâm

Thông điệp thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc truyền tải đến khách hàng sản phẩm của bạn có thể làm được gì mà còn khẳng định lý do tại sao nó quan trọng với khách hàng.

Ví dụ minh họa: TOMS Shoes

TOMS Shoes đã xây dựng cộng đồng theo dõi trên mạng xã hội rất lớn và được đón nhận một cách cực kì tích cực. Họ làm rõ thông đẹp ngay chính giữa website: “Cải thiện cuộc sống. Với mọi sản phẩm bạn mua, TOMS sẽ giúp một người cần giúp đỡ. Một lần mua hàng là một sự giúp đỡ.”

Bước 8: Hãy để cá tính thương hiệu được tỏa sáng

Khách hàng không tìm kiếm sản phẩm, họ tìm kiếm trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của họ và họ dễ dàng gắn kết với những tương tác mang tính cá nhân. Hãy cá nhân hóa thương hiệu một cách thống nhất tại tất cả các điểm tương tác giữa khách hàng và thương hiệu.

Bạn có thể cá nhân hóa thương hiệu bằng cách:

– Một giọng nói đàm thoại trong giao tiếp

– Chia sẻ nội dung hậu trường

– Kể chuyện về những trải nghiệm thực tế

– Mô tả sản phẩm/dịch vụ của bạn một cách kỳ thú

Bước 9: Liên kết thương hiệu với mọi khía cạnh của doanh nghiệp

Quy trình xây dựng thương hiệu không bao giờ có điểm kết thúc. Thương hiệu của bạn nên xuất hiện rõ ràng trên mọi thứ khách hàng có thể nhìn, nghe, và đọc

Thương hiệu của bạn phải được phản chiếu trong mọi thứ mà khách hàng thấy. Nếu một khách hàng bước vào văn phòng làm việc của bạn, hãy để họ cảm nhận được thương hiệu trong môi trường làm việc và trong những tương tác cá nhân.

Trên nền tảng digital, cần đảm bảo thương hiệu được nhận diện như nhau ở mọi nơi. Hãy đọc hướng dẫn xây dựng phong cách thương hiệu để tạo ra sự đồng nhất trong hình ảnh như màu sắc, cách dùng logo, phông chữ, hình ảnh…

Website là công cụ quan trọng nhất để truyền thông cho chiến lược thương hiệu của bạn. Khi thiết kế website, hãy thêm tông giọng, thông điệp và cá tính vào content. Nên thêm hình ảnh thương hiệu trong những trang mạng xã hội và dùng tông giọng đã chọn để thu hút người dùng.

Video cũng là công cụ đắc lực. YouTube, Facebook Video, Facebook Live, Snapchat và Instagram Stories đều là những nền tảng cần content mang đậm tông giọng và cá tính thương hiệu.

Ví dụ về xây dựng thương hiệu: Warby Parker

Warby Parker đã nhanh chóng phát triển thương hiệu độc đáo và dẫn đầu ngành. Sản phẩm cải tiến, trải nghiệm nhà mẫu, không gian trưng bày, digital content marketing, tất cả đều phù hợp với phong cách sống của đối tượng khách hàng mà họ hướng đến.

Bước 10: Thống nhất trong xây dựng thương hiệu

Đừng liên tục thay đổi đinh hướng thương hiệu, sự không thống nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu sẽ làm khách hàng trở nên bối rối, và việc xây dựng thương hiệu trong dài hạn sẽ trở nên khó khăn hơn.

Starbucks  là nhà bán lẻ café hàng đầu thế giới, thương hiệu của họ luôn cam kết sẽ mang mọi người lại gần nhau hơn. Sứ mệnh của Starbucks là “khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm”.  Đó là lý do tại sao tại mọi cửa hàng Starbucks, bạn sẽ tìm thấy wifi miễn phí, những chiếc bàn lớn, âm nhạc nhẹ nhàng. Ngay cả khi Starbucks thay đổi logo vào năm 2011 (bỏ chữ Starbucks trên logo) thì sự nhận thức về thương hiệu vẫn rất mạnh mẽ. Khi bạn thấy biểu tượng nàng tiên cá màu xanh, chắc chắn bạn sẽ nhận thức mạnh mẽ về Starbucks.

Bước 11: Hãy là người ủng hộ lớn mạnh mẽ nhất cho thương hiệu

Khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, chính bạn và nhân viên, đồng nghiệp của bạn phải là những người ủng hộ lớn nhất để quảng bá thương hiệu.

Hãy đảm bảo rằng nhân sự của doanh nghiệp không phải là những người giỏi nhất nhưng họ là những người phù hợp nhất với văn hóa doanh nghiệp, với sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của thương hiệu. Khuyến khích nhân viên xây dựng hình ảnh cá nhân của riêng họ phù hợp với hình ảnh công ty.

Và đừng quên trao cho khách hàng trung thành của bạn một tiếng nói. Khuyến khích họ đăng đánh giá, hoặc chia sẻ nội dung về thương hiệu của bạn.

Lời kết

Bài viết trên đây được chúng tôi tổng hợp dựa trên ý kiến cá nhân của Sonia Gregory trên Freshsparks. Hy vọng, sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp nhỏ đang trên đường đi tìm những cách xây dựng thương hiệu cho mình.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu sẽ có nhiều khó khăn và những lúc cần đưa ra quyết định khiến bạn bối rối. Việc có tư duy xây dưng thương hiệu ngay từ đầu là rất quan trọng, vì vậy hãy cùng Owl Ink Media vạch ra kế hoạch và chiến dịch xây thương hiệu thành công cho doanh nghiệp của bạn. Nếu cần thêm thông tin quý khách có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:

https://seohanoi.net

https://www.facebook.com/owlinkmedia

(Nguồn sưu tầm và tổng hợp)