Tin tức

Tạo quảng cáo trên Instagram (Phần 2)

Instagram là nền tảng quảng bá sản phẩm và tiếp cận khách hàng thông qua hình ảnh và video, mang đến cho các công ty, nhãn hàng cơ hội để giới thiệu sản phẩm một cách nhanh chóng, độc đáo và sáng tạo nhằm thu hút và tiếp cận khách hàng ở mức độ sâu hơn. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những kiến thức về quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội này.

Tạo quảng cáo trên Instagram (Phần 2)

Các loại hình quảng cáo

Trước khi tạo quảng cáo, bạn nên biết Instagram có các loại hình quảng cáo như thế nào để có thể áp dụng cho sản phẩm, dịch vụ của mình một cách hợp lý nhất.

Instagram Image Ads (Quảng cáo hình ảnh)

Loại hình quảng cáo này chỉ cho phép các nhà quảng cáo sử dụng một hình ảnh duy nhất kết hợp với caption, kèm theo là một Call To Action (CTA) dẫn đến trang đích, tùy vào mục đích quảng cáo hoặc tùy vào từng mặt hàng chúng ta có thể lựa chọn cho mình một CTA hợp lý nhất. Mẫu quảng cáo này thoạt nhìn trông sẽ rất giống với những bài đăng mà người dùng post lên, điều này sẽ khiến cho người dùng không có cảm giác khó chịu khi nhìn thấy quảng cáo của bạn.

Tạo quảng cáo trên Instagram (Phần 2)

Instagram Video Ads (Quảng cáo video)

Quảng cáo này cũng giống như quảng cáo hình ảnh, chỉ thay thế hình ảnh bằng video mà thôi. Vì instagram chỉ được đăng video có độ dài tối đa là 1 phút, do vậy, quảng cáo của bạn cũng chỉ trong giới hạn là 60 giây. Đây là một cách quảng cáo khá thú vị, nó giúp các nhà quảng cáo giữ chân người dùng lâu hơn và khiến họ tò mò bằng những dòng mô tả ngắn bên dưới.

Và như các bạn đã biết, video marketing là hình thức truyền thông đang dần thống lĩnh trên thị trường. Bằng những video với hình ảnh, âm thanh sinh động, người dùng sẽ thêm tin tưởng hơn vào thương hiệu của bạn. Đây cũng là một cách để nâng tầm vị trí thương hiệu trong lòng khách hàng.

Instagram Carousel Ads (Quảng cáo quay vòng)

Hình thức quảng cáo này phù hợp với những loại hình kinh doanh nhiều mẫu mã khác nhau, có thể đưa ra cho khách hàng nhiều lựa chọn.

Hay khách hàng có thể xem được các góc chụp khác nhau của sản phẩm, các hình ảnh được tải lên như một album, người dùng sẽ vuốt từ trái qua phải để xem thêm hình ảnh hoặc video. Hình thức này tạo sự tò mò cho khách hàng và mang lại hiệu quả tiếp cận cao.

Instagram Stories Ads (Quảng cáo trong tin)

Hình thức quảng cáo này sẽ không hiện lên Newsfeed, mà chỉ hiển thị khi người dùng xem stories. Không giống như quảng cáo Instagram thông thường, Instagram Stories sẽ biến mất trong vòng 24h và người dùng chỉ được xem một lần không thể quay lại xem nữa. Stories cho phép bạn đăng hình ảnh hiển thị tối đa là 5 giây và quảng cáo video thời lượng tối đa là 15 giây.

Mục tiêu quảng cáo trên Instagram

Nếu muốn quảng cáo trên Instagram, bạn có thể chọn một vài mục tiêu quảng cáo như:

– Mức độ nhận biết thương hiệu

– Số người tiếp cận

– Lưu lượng truy cập (dành cho số lần nhấp vào trang web hoặc cửa hàng ứng dụng dành cho ứng dụng của bạn).

– Số lượt cài đặt ứng dụng

– Tương tác (chỉ dành cho tương tác bài viết)

– Số lượt xem video

– Chuyển đổi (dành cho chuyển đổi trên trang web hoặc trong ứng dụng)

– Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Cách tạo quảng cáo Instagram

Bước 1: Bạn truy cập: https://business.instagram.com/advertising/ và click vào mục Tạo quảng cáo

Về cơ bản, cách tạo ban đầu của mỗi hình thức quảng cáo là giống nhau. Tùy mục đích của chiến dịch mà các bạn có thể lựa chọn cho mình một mục tiêu quảng cáo phù hợp nhất.

  • Chọn mục tiêu cho chiến dịch, đặt tên chiến dịch.
  • Đặt tên cho nhóm quảng cáo.
  • Chọn đối tượng mục tiêu.
  • Chọn ngân sách và đặt lịch chạy quảng cáo.
  • Đến phần vị trí quảng cáo bạn sẽ chọn Chỉnh sửa vị trí quảng cáo. Ở đây bạn sẽ thấy Instagram sẽ cho bạn hai lựa chọn là: Bảng tin và Tin. Trong đó, Bảng tin chính là Newsfeed – nơi mà quảng cáo hiển thị và Tin chính là Stories trên Instagram.

(Lưu ý: Nếu chọn vị trí quảng cáo là Stories thì bạn bắt buộc phải bỏ tích các vị trí quảng cáo trên Facebook)

Sau đó hãy lên ngân sách và đặt lịch cho quảng cáo chạy. Nếu bạn là người mới làm quảng cáo Facebook và chưa biết tính toán ngân sách sao cho phù hợp, hãy tham khảo những người có kinh nghiệm để không tiêu tốn quá nhiều tiền mà quảng cáo lại không hiệu quả.

Bước 2: Chọn định dạng quảng cáo

Và thêm các thông số cần thiết khác như hình ảnh, video, tiêu đề, văn bản, mô tả… và trang đích (đây có thể là trang thanh toán, website của doanh nghiệp, trang cài đặt ứng dụng…).

Nếu không, bạn có thể chạy quảng cáo trực tiếp lên bài post đã đăng trước đó bằng cách chọn mục Sử dụng bài viết có sẵn và làm theo hướng dẫn. Bạn có thể xem trước quảng cáo của mình ở phía tay phải màn hình.

Cuối cùng chọn Xác nhận. Nếu muốn tạo quảng cáo video hãy lưu ý một số điểm sau:

– Một video ngắn nên từ 15 giây trở xuống truyền tải được đủ thông điệp của bạn hiệu quả nhất.

– Instagram hỗ trợ tỷ lệ 1,91:1 – 4:5 cho tất cả các video trong nguồn cấp với mọi mục tiêu. Đối với Instagram Stories, bạn nên sử dụng kích thước 9:16 và từ 4:5 đến 1.91:1. Tuy nhiên, video nên có tỷ lệ khung hình vuông 1:1.

– Thiết kế cho tắt âm thanh nhưng thú vị khi bật âm thanh. Hãy đảm bảo mọi người có thể hiểu được thông điệp của video mà không cần âm thanh (bằng cách bật phụ đề) nhưng hãy thêm âm thanh vào video để làm phong phú trải nghiệm cho những người bật âm thanh.

Làm cách nào để thêm nút kêu gọi hành động vào trang kinh doanh trên Instagram?

Mặc dù bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể truy cập các tính năng này, nhưng hiện tại, số nhà cung cấp các nút hành động này của Instagram chỉ có hạn. Bạn có thể thêm các nút kêu gọi hành động sau vào trang kinh doanh của bạn trên Instagram:

– Mua/Nhận vé: Mua vé xem phim hoặc vé tham dự sự kiện.

– Bắt đầu đặt hàng: Đặt món ăn thông qua các nhà hàng chọn lọc.

– Đặt: Đặt cuộc hẹn.

– Đặt bàn: Đặt bàn tại một nhà hàng.

Bạn có thể thêm các nút kêu gọi hành động vào trang kinh doanh bằng cách:

– Truy cập trang kinh doanh trên Instagram.

– Nhấn vào Chỉnh sửa trang cá nhân.

– Trong Thông tin doanh nghiệp, nhấn vào Tùy chọn liên hệ.

– Nhấn vào Thêm nút hành động.

– Chọn nút hành động bạn muốn thêm vào trang kinh doanh của mình. Bạn cần có sẵn tài khoản với một đối tác để chọn các nút này. Hãy truy cập trang web của đối tác mà bạn muốn thêm để tìm hiểu thêm.

– Nhấn vào Gửi.

Xóa các nút kêu gọi hành động khỏi trang kinh doanh:

– Truy cập trang kinh doanh của bạn và nhấn vào Vdvx8X4sJwChvKLtJEQ (iPhone) hoặc bAvfnmVfs8vVjHD6CeZTmJAWytcZspVBZ5Vc1hLSDeUcn r1tGBCq5PDmwhRoj3Wyu4QbeAEYD (Android) ở góc trên cùng bên phải.

– Nhấn vào Chỉnh sửa trang cá nhân > Tùy chọn liên hệ.

– Chọn nút kêu gọi hành động bạn muốn xóa trên trang kinh doanh của mình và xóa nút đó.

Quảng cáo trong Instagram Story

Quảng cáo trong Instagram Story cung cấp trải nghiệm toàn màn hình cho phép bạn kể câu chuyện của doanh nghiệp bạn trên Instagram. Quảng cáo trên Instagram Stories hiện hỗ trợ tất cả các kích thước ảnh và video trong bảng tin (từ 1,91:1 đến 4:5). Như vậy, bạn có thể tải lên một ảnh hoặc video có thời lượng tối đa 60 giây ở kích thước bất kỳ để hiển thị giữa các tin của mọi người.

Thời gian khuyến nghị cho bạn vẫn nên là các video có thời gian khoảng 15 giây. Đối với các video dài hơn 15 giây, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị 3 giây đầu tiên của video và kèm theo một nút kêu gọi hành động để tiếp tục xem. Bạn có thể tạo quảng cáo trên Stories bằng Trình quản lý quảng cáo, API hoặc Creative Hub.

Khi bạn tạo quảng cáo cho Instagram Stories, Facebook sẽ tự động cung cấp hỗ trợ toàn màn hình cho quảng cáo của bạn.

– Bạn có thể chọn thuộc tính chuyển màu nền để quảng cáo hiển thị ở định dạng toàn màn hình.

– Nếu quảng cáo của bạn ở định dạng vuông hoặc ngang, thì văn bản của quảng cáo trên Bảng tin Instagram hoặc Bảng tin Facebook sẽ hiển thị dưới dạng văn bản ở cuối quảng cáo trong Stories. Khi đó những văn bản dài dưới 190 ký tự sẽ được hỗ trợ hiển thị đầy đủ.

Ý tưởng tối ưu với A/B testing

Báo cáo chỉ ra rằng hình ảnh là thứ quan trọng nhất trong quảng cáo trên Instagram, chiếm từ 75%-90% độ hiệu quả của mẫu quảng cáo. Do đó, việc thay đổi hình ảnh quảng cáo chắc chắn sẽ có tác động lớn tới toàn bộ kết quả của chiến dịch. Dưới đây là 10 ý tưởng A/B Testing để bạn thực hiện:

Ý tưởng 1: A/B Test tệp khách hàng mục tiêu bằng cách thử nhắm mục tiêu tới mọi người ở các địa điểm khác nhau, nhóm tuổi khác nhau và sở thích hành vi khác nhau.

Ý tưởng 2: A/B Test các định dạng quảng cáo khác nhau bằng cách thử định dạng carousel hoặc quảng cáo video thay vì chỉ hình ảnh thông thường.

Ý tưởng 3: A/B Test màu sắc ảnh quảng cáo bằng cách chọn lựa các màu sắc khác nhau.

Ý tưởng 4: A/B Test ảnh chụp và ảnh minh họa.

Ý tưởng 5: A/B Test ảnh chứa text và ảnh không chứa text.

Ý tưởng 6: A/B Test các lời kêu gọi hành động CTA khác nhau.

Ý tưởng 7: A/B Test tiêu đề khác nhau.

Ý tưởng 8: A/B Test nội dung có chứa emoji và không chứa emoji.

Ý tưởng 9: A/B Test landing page.

Ý tưởng 10: A/B Test kích cỡ quảng cáo.

Xem tiếp phần 1 tại đây: Tạo quảng cáo trên Instagram phần 1

Nếu cần thêm thông tin các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại đây:

https://seohanoi.net

https://www.facebook.com/owlinkmedia

(Nguồn: blog.sunbook.vn)

Bài viết liên quan