Tin tức

Google SEM – Doanh nghiệp nhỏ nên làm SEO hay Ads trước

SEM hay Search Engine Marketing (còn được gọi là Search Marketing) là quá trình nhận lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm hoặc hữu cơ (miễn phí) hoặc trả tiền (thông qua quảng cáo). Khi làm việc với SME (Small and Medium Enterprise – Doanh nghiệp vừa và nhỏ) hoặc các công ty siêu nhỏ mới khởi nghiệp, ta thường bắt gặp hỏi 3 câu hỏi về cách thức triển khai SEM – Search Engine Marketing.

– Chạy Google Ads tốt rồi thì có nên làm SEO không?

– Làm SEO rồi có nên chạy Google Ads nữa không?

– Doanh nghiệp nhỏ, ít nguồn lực nên làm SEM như thế nào?

Trước khi trả lời 3 câu hỏi trên, chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về SEM.

Google SEM – Doanh nghiệp nhỏ nên làm SEO hay Ads trước

Google SEM – Doanh nghiệp nhỏ nên làm SEO hay Ads trước

SEM là gì?

SEM – Search Engine Marketing là những hoạt động marketing diễn ra trên các Công Cụ Tìm Kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing, Yahoo, Facebook, Youtube. Ngoài ra, chức năng tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử cũng được coi như một công cụ tìm kiếm.

Khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về một thông tin, một sản phẩm hay dịch vụ nhất định, họ sẽ dùng các công cụ tìm kiếm này để tìm thông tin họ mong muốn.

Khi người dùng tìm kiếm, họ sẽ nhận được 2 loại kết quả. Loại thứ nhất là kết quả tự nhiên – organic result, tức là kết quả do công cụ tìm kiếm tự đánh giá là tốt nhất cho người dùng. Thứ hai là kết quả trả phí/quảng cáo – paid result/paid Ads, tức là nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho công cụ tìm kiếm để được hiện trong những kết quả đầu tiên.

Vây làm SEM là làm sao để khi người dùng/khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch của chúng ta trên các công cụ tìm kiếm, thì chúng ta phải xuất hiện trong những kết quả đầu tiên bằng Organic hoặc Paid Ads.

Ở Việt Nam, Google chiếm hơn 90% thị phần SEM. Vì thế khi nhắc tới SEM, chúng ta coi như đang nói tới Google. Và bài viết này sẽ chỉ nói về SEM trên Google.

Với Google, làm SEM theo hướng Ogranic ta gọi là SEO Google (Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), làm theo hướng quảng cáo trả phí ta gọi là Google Ads.

Doanh nghiệp nên áp dụng SEM như thế nào?

Bây giờ chúng ta quay lại 3 câu hỏi đầu tiên:

– Chạy Google Ads tốt rồi thì có nên làm SEO không?

– Làm SEO rồi có nên chạy Google Ads nữa không?

– Doanh nghiệp nhỏ, ít nguồn lực nên làm SEM như thế nào?

SEO và Google Ads giống như là tay phải và tay trái của Google SEM. Chúng ta không nên bỏ tay nào cả.

Đặc điểm của SEO

Với SEO, chúng ta cần thời gian để chứng minh với Google rằng website của chúng ta có nội dung chất lượng, uy tín, chuyên nghiệp và phù hợp nhất cho người dùng. SEO thì cần thời gian mới có kết quả, có thể cần từ 3 – 12 tháng để làm SEO.

Nhưng khi SEO có kết quả thì rất bền vững. Kết quả tìm kiếm từ website của chúng ta sẽ ở trên trang nhất trong thời gian dài. Nếu chăm sóc tốt, nó sẽ hầu như không bị rớt hạng. Chi phí chăm sóc cũng rất thấp so với chạy quảng cáo.

SEO giống như chúng ta trồng cây bằng phương pháp organic, không dùng phân hóa học hay thuốc kích thích. Thời gian đầu chăm sóc sẽ rất cực, chi phí cao, cây lớn lên chậm. Nhưng khi cây lớn rồi thì sẽ rất khỏe mạnh và cho trái liên tục trong thời gian dài.

Để làm SEO, doanh nghiệp vừa cần có thời gian, vừa cần có ngân sách. Doanh nghiệp nào đang chật vật với dòng tiền thì không nên triển khai SEO. Doanh nghiệp chỉ nên làm SEO khi có dư một khoản tiền nhất định, ít nhất là 50 triệu. (Một số đơn vị làm dịch vụ có thể nhận SEO với ngân sách thấp hơn)

Đặc điểm của Google Ads

Google Ads thì nhanh có kết quả, nhưng khi hết tiền chạy ads hoặc vì lý do nào đó không chạy ads được thì coi như khủng hoảng.

Giống như khi Facebook càn quét tài khoản quảng cáo, rất nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào Facebook ads lao đao, khủng hoảng. Vì không chạy được ads, họ mất tới 90% doanh số. Quảng cáo Google ổn định hơn quảng cáo Facebook rất nhiều, tuy nhiên rủi ro là vẫn có.

Chạy quảng cáo giống như là trồng cây bằng cách bón phân hóa học và thuốc kích thích. Cây sẽ lớn rất nhanh, cho trái nhanh. Nhưng khi hết thuốc, hết phân thì cây sẽ chết nhanh chóng.

Nếu có điều kiện, doanh nghiệp nên triển khai SEO và Google Ads song song với nhau. Trong thời gian đầu, khi SEO chưa lên thì Google Ads sẽ gánh team. Traffic từ Google Ads cũng hỗ trợ cho SEO nhanh hơn.

SEO tuy chưa lên, nhưng việc tối ưu website chuẩn và làm nội dung tốt khiến cho điểm chất lượng của website tăng, điểm chất lượng của web tăng thì điểm chất lượng của các quảng cáo Google cũng sẽ tăng theo. Mà điểm chất lượng của quảng cáo Google tăng thì giá quảng cáo sẽ giảm. Như vậy, Website được tối ưu SEO sẽ góp phần làm giảm chi phí chạy Google ads.

Khi SEO lên top rồi, chúng ta vẫn nên giữ Google Ads nếu như ads vẫn tạo lợi nhuận. Khi này, chúng ta sẽ có ít nhất 2 kết quả trên trang nhất. 1 là từ Ads, còn lại là từ SEO (có thể chiếm 1 – 3 kết quả nữa). Mật độ xuất hiện cao sẽ giúp chúng ta giành được traffic/khách hàng tốt hơn.

Vậy doanh nghiệp nên làm SEM như thế nào khi chưa đủ nguồn lực?

Bước 01: Bạn nên chạy Google Ads trước để xem chuyển đổi trên website của bạn có tốt không? Có những ngành, sản phẩm có chuyển đổi trên website cực thấp, tức là không bán được hàng trên website, thì làm SEO và chạy Google ads sẽ vô ích.

Bước 02: Khi bạn chắc chắn rằng ngành của mình có thể kinh doanh trên website, bạn nên SEO những nhóm từ khóa ngách, hoặc từ khóa dài, chi tiết trước nếu như ngân sách hạn chế. (Ví dụ: thiết kế nhà nhỏ hẹp 20m2)

Nếu ngân sách tốt hơn thì SEO ra những nhóm từ khóa ngắn, chung chung hơn. (Ví dụ: thiết kế nhà nhỏ)

Nếu ngân sách tốt nữa thì SEO luôn những nhóm từ khóa có liên quan đến chủ đề chính. (Ví dụ: trang trí nhà nhỏ, sửa chữa nhà nhỏ, cải tạo nhà nhỏ)

Lời Kết:

SEM là kênh digital marketing vô cùng quan trọng mà hầu như ai kinh doanh trên online đều phải triển khai. Bạn nên cân nhắc nguồn lực của mình, cố gắng triển khai cả organic (SEO) và paid ads.

Có thể trong thời gian đầu, cần có doanh thu nhanh, bạn tập trung vào paid ads. Khi có doanh thu rồi, bạn trích ra một phần chi phí để làm organic, và từ từ nâng dần tỷ lệ organic trong bảng cân đối doanh thu và chi phí của bạn.

Nếu cần thêm thông tin các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại đây:

https://seohanoi.net

https://www.facebook.com/owlinkmedia

(Nguồn: ABCDigi.Marketing)