Digital Marketing và Online Marketing là hai thuật ngữ không còn quá xa lạ, tưởng chừng như đã quen thuộc, thế nhưng lại thường xuyên bị nhầm lẫn. Làm sao để phân biệt chính xác hai thuật ngữ này, bài phân tích dưới đây sẽ giúp bạn.
3 điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Online Marketing
1. Định nghĩa Digital Marketing
Digital Marketing is Marketing that makes use of electronic devices (computers) such as personal computers, smartphones, cellphones, tablets and game consoles to engage with stakeholders. Digital marketing applies technologies or platforms such as websites, e-mail, apps (classic and mobile) and social networks. – Theo Wikipedia
Tạm dịch là: Digital Marketing là phương pháp quảng cáo sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy tính bảng và thiết bị chơi game để tương tác với người dùng. Digital Marketing sử dụng các công nghệ và các nền tảng như website, email, ứng dụng và các mạng xã hội.
Bên cạnh đó còn có nhiều định nghĩa bạn có thể tham khảo như:
- “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet là phương tiện cho các hoạt động Marketing và trao đổi thông tin. – Asia Digital Marketing Association
- “Digital Marketing là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng các kênh phân phối trực tuyến định hướng cơ sở dữ liệu nhằm mục đích tiếp cận khách hàng đúng thời điểm, đúng nhu cầu, đúng đối tượng với mức chi phí hợp lý” – Jared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc.
Nhìn chung các định nghĩa học thuật có vẻ khó hiểu nhưng sơ đồ dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn dễ dàng hơn.
Như vậy, Digital Marketing gồm 2 phần chính là Online và Non-Online.
2. Định nghĩa Online Marketing
Online Marketing có nghĩa là sử dụng internet vào việc truyền tải thông tin, sản phẩm đến với người dùng. Đây được xem là một tập con của Digital Marketing. Tại Việt Nam, chúng ta hay sử dụng thuật ngữ Online Marketing nhưng Online Advertising lại là cụm từ phổ biến ở nước ngoài.
Online Marketing bao gồm các hình thức như:
- Content Marketing
- Mobile Marketing
- SEO – SEM
- CPM – CPC – CPA
- Email Marketing
- Social Marketing
3. Sự khác biệt giữa Digital Marketing và Online Marketing
a. Đo lường
Khi thực hiện chiến dịch Digital Marketing, doanh nghiệp vẫn có thể đo lường được. Tuy nhiên quá trình đo lường này không thể tiến hành nhanh chóng vì chúng không chỉ phụ thuộc vào internet, website mà còn bao gồm cả việc thu thập dữ liệu thủ công, cồng kềnh trong quá trình xử lý như các kênh truyền thống.
Cụ thể, khi tiến hành chiến dịch SMS Marketing, doanh nghiệp sẽ không thể thống kê được chính xác bao nhiêu người đã đọc được tin nhắn hay có bao nhiêu người thực hiện hành vi mua hàng sau khi đọc tin nhắn đó.
Ngược lại, khi thực hiện chiến dịch Online Marketing việc đo lường sẽ trở nên dễ dàng hơn vì đã có sự hỗ trợ của các công cụ như Google Analytics. Mỗi hành động của người dùng đều được phân tích cụ thể như thời gian truy cập trong website, số lượng lượt click, lượt chuyển đổi, khách hàng đến từ nguồn nào.
Nhờ vậy việc thấu hiểu người dùng thông qua hành trình mua hàng cũng không còn khó khăn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định và chiến dịch truyền thông đúng tâm lý khách hàng mục tiêu.
b. Phương thức hoạt động
Online Marketing chỉ có thể tiến hành được khi có sự hiện diện của mạng lưới internet, nếu không có internet thì hình thức tiếp thị trực tuyến này coi như không tồn tại.
Ngược lại, Digital Marketing vẫn có thể tiến hành được dù có internet hay không. Và trong trường hợp này, hình thức quảng cáo kỹ thuật số sẽ phụ thuộc vào sóng Radio, sóng truyền hình, sóng điện thoại.
Chính vì vậy, hình thức tiếp thị Digital Marketing đa dạng hơn Online Marketing.
c. Mục đích sử dụng
Digital Marketing và Online Marketing đều giúp tăng chuyển đổi và tăng nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiến hành chiến dịch truyền thông mở rộng hơn nền tảng online thì Digital Marketing là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Hiện nay, Digital Marketing và Online Marketing đều có vai trò quan trọng trong thời đại 4.0. Là một Marketer thực thụ muốn đạt được mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp, bạn nhất định không được cho phép mình nhầm lẫn hai khái niệm này.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp cho bạn có cái nhìn thiết thực hơn trong quá trình quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình.
Nếu cần thêm thông tin các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại đây:
https://www.facebook.com/owlinkmedia
(Nguồn: BrandsVietnam)