Tái định vị thương hiệu là chiến lược quan trọng giúp giữ vững hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí khách hàng khi doanh nghiệp đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Tuy nhiên, dù xuất phát từ bất kỳ lý do gì (thay đổi trong cơ cấu công ty, dòng sản phẩm hay chuyển đổi trên thị trường hoặc ngành,…), việc tái định vị thương hiệu chưa bao giờ là dễ dàng. Thấu hiểu được tầm quan trọng và cái khó của doanh nghiệp khi lên kế hoạch tái định vị, Owl Ink media xin chia sẻ trong bài viết dưới đây quy trình 5 bước tái định vị thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả.
5 bước tái định vị thương hiệu trong kỷ nguyên số
Dòng chảy thời gian tạo nên sự thay đổi sâu sắc trong văn hóa, xã hội, thói quen, hành vi và nhận thức của khách hàng. Những chuẩn giá trị mới được tạo nên. Đó là lý do mà những thương hiệu từng định vị và thành công trong quá khứ sẽ không còn thu hút công chúng tại thời điểm hiện tại nữa. Đó cũng là nguyên nhân tại sao cần phải cân nhắc việc thay đổi hay còn gọi là tái định vị thương hiệu.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực của đời sống trong đó có kinh tế. Vì vậy, sự cạnh trong kỷ nguyên số cũng theo đó càng trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết. Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có sự thay đổi để thích nghi với thị trường. Trong bài viết này, Owl Ink Media sẽ đề cập đến việc tái định vị thương hiệu ở khía cạnh trực tuyến. Có 5 bước quan trọng mà các thương hiệu cần làm để đảm bảo diện mạo mới của thương hiệu được triển khai thành công trên các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Xác định tên thương hiệu mới
Điều đầu tiên khi tái định vị thương hiệu trên nền tảng trực tuyến có thể nói đến là website. Thay đổi và chọn tên miền mới phù hợp cho website của thương hiệu. Lúc này việc brainstorm với nhóm của bạn để có thể đưa ra các tên miền sáng tạo, không nhất thiết phải quá sát với tên thực tế của thương hiệu.
Sau khi kiểm tra tính khả dụng của các tên miền ưng ý, hãy lập tức mua ngay vì giá tiền của nó có thể tăng bất cứ lúc nào. Các thương hiệu có thể sử dụng những công cụ gợi ý để chọn tên miền thích hợp và kiểm tra tính khả dụng của chúng.
Cập nhật website
Sau khi đã lựa chọn và mua được tên miền phù hợp, tiếp theo trong quy trình tái định vị thương hiệu là lúc chuyển hướng (cụ thể là chuyển hướng redirect 301) từ trang web cũ và cập nhật mọi thứ trên website mới. Những việc cần làm khi cập nhật website mới của thương hiệu:
– Logo với kiểu dáng và phong cách theo định hướng mới của thương hiệu.
– Các khía cạnh SEO như title tags, meta description và URL với các từ khóa của thương hiệu mới.
– Tất cả các mục nội dung của của trang web, bao gồm các trang như Giới thiệu, Thông tin liên hệ, Blog,…
Lúc này việc xuất bản và quảng cáo một bài đăng trên blog để thông báo về việc tái định vị thương hiệu sẽ giúp giải thích lý do cũng như chia sẻ về định vị mới của thương hiệu với khách hàng.
Cập nhật tất cả các tài liệu tiếp thị trực tuyến
Ngoài việc cập nhật thay đổi tất cả các tài liệu tiếp thị ngoại tuyến như tờ rơi và danh thiếp, thương hiệu cần phải cập nhật tất cả các tài liệu tiếp thị trực tuyến. Bao gồm:
– Bản tin email (có địa chỉ email và chữ ký mới), mẫu và tài nguyên có thể tải xuống (chẳng hạn như sách điện tử).
– Bài đăng của khách hàng, nội dung được tài trợ và đề cập đến thương hiệu trên các trang web khác,…
– PPC (Pay-per-click advertising) trên các công cụ tìm kiếm và phương tiện truyền thông xã hội.
Thay đổi các thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội
Thương hiệu cũ có thể đã có sẵn lượng người theo dõi nhất định trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau như Twitter, Facebook và Instagram. Khi tái định vị thương hiệu, các nền tảng truyền thông xã hội này cũng đồng thời cho phép thương hiệu dễ dàng thay đổi thông tin của mình.
Lúc này, cần cập nhật tất cả các thông tin trên profile thương hiệu như mô tả kinh doanh, logo,… Đồng thời đăng tải bài viết trên mọi nền tảng để thông báo về việc tái định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
Cập nhật danh sách doanh nghiệp trực tuyến (Online Business Listings)
Bước cuối cùng trong quy trình tái định vị thương hiệu trên nền tảng số là cập nhật thông tin công ty trên các nền tảng danh sách và đánh giá doanh nghiệp trực tuyến như Yelp, Trustpilot, TripAdvisor,… Ngoài ra, nếu là một doanh nghiệp địa phương, việc cập nhật chính xác danh sách trên Google My Business là vô cùng quan trọng.
Lời kết
Tái định vị thương hiệu có thể là một quyết định hiệu quả để thu hút khách hàng mới, phát triển khách hàng hiện có và qua mặt các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, việc làm mới thương hiệu cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng và thực hiện cẩn thận. Trên phương diện trực tuyến, thực hiện theo 5 bước nêu trên sẽ giúp các doanh nghiệp phần nào thành công trong việc tái định vị thương hiệu. Nếu cần thêm thông tin quý khách có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:
https://www.facebook.com/owlinkmedia
(Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp)