Meta Description không chỉ là một thẻ quan trọng trong quá trình tối ưu hóa SEO mà đây còn là một yếu tố quan trọng giúp thu hút người đọc, chinh phục khách hàng tiềm năng trên cả hai nền tảng ngoại tuyến và trực tuyến.
Ngày nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một bản mô tả sản phẩm. Những thương hiệu này thường nói đến tất cả tính năng, thành phần, bao bì của sản phẩm chỉ trong một bài viết. Điều này không chỉ không đem lại chuyển đổi mà còn khiến khách hàng khó tiếp cận với thương hiệu.
Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 9 mẹo cơ bản giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xây dựng một bản Description, đồng thời thu về được lưu lượng chuyển đổi cao.
9 mẹo viết Description giúp gia tăng lưu lượng chuyển đổi
Description là gì chắc chắn luôn là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các Marketer mới bước vào nghề sẽ thắc mắc và tìm hiểu ngay. Đặc biệt là đối với những ai đang định hướng sẽ dấn thân vào lĩnh vực SEO. Description (hay còn được gọi là thẻ miêu tả) là một thẻ meta rất quan trọng trong quá trình tối ưu website, là một thuộc tính HTML. Hay nó một cách khác, Description là một đoạn văn bản mô tả ngắn gọn nội dung của một chủ đề nào đó.
Tầm quan trọng của việc cập nhật Meta Description
Bạn là một người thường xuyên làm nội dung hoặc là một người biên tập nội dung lên các website, topic bài viết vậy đã bao giờ bạn viết một đoạn Descriptions ngắn chưa? Một đoạn Descriptions ngắn rất quan trọng bởi đây sẽ là câu trả lời cho vấn đề “Tại sao tôi phải quan tâm”. Vậy tầm quan trọng của Descriptions là gì?
1. Cung cấp nội dung rõ ràng
Việc không viết Description là để trống sẽ gây mất niềm tin về một thông tin mà họ nhìn thấy và dĩ nhiên thông tin đó sẽ không nhận được sự tương tác.
Đôi khi mọi người nghĩ việc viết Description không quan trọng và bỏ quan vấn đề đó. Nó sẽ gây một số ảnh hưởng xấu khi việc hiển thị của bạn sẽ là những thông tin “vớ vẩn” và vô nghĩa bởi website hoặc công cụ tìm kiếm sẽ bóc tách nội dung cũ trong bài và ghép thành một loạt nội dung không liên quan đến nhau.
2.Không cung cấp câu trả lời chính xác
Khi người dùng tìm kiếm thông tin bên cạnh xem tiêu đề có liên quan đến thông tin mà họ tìm kiếm hay không họ sẽ đọc qua phần mô tả trên công cụ tìm kiếm để có sự xác minh rằng đường link nào cung cấp cho mình thông tin hữu ích nhất.
Xây dựng chân dung khách hàng
Xác định chính xác chân dung khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một giọng điệu phù hợp khi mô tả sản phẩm. Dựa vào nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ thu thập được những thông tin cơ bản về đối tượng mục tiêu, từ đó xây dựng chân dung khách hàng.
Mọi người thường nhầm lẫn “chân dung khách hàng” với “đối tượng mục tiêu” – một nhóm cụ thể có thể quan tâm đến sản phẩm. Mặc dù giống nhau về định nghĩa, nhưng chân dung khách hàng sẽ tập trung vào từng cá nhân cụ thể thông qua hành vi, sở thích và nhu cầu. Các sản phẩm khác nhau sẽ thu hút những cá tính người mua khác nhau, vì vậy mỗi mô tả sản phẩm cần được điều chỉnh phù hợp.
Ví dụ dưới đây nói về cách mà hãng thời trang Peak Design mô tả sản phẩm “The Everyday Backpack” của họ.
Cách Peak Design mô tả tập trung vào khả năng thích ứng của ba lô với mọi phong cách sống và môi trường. Ngược lại, sản phẩm The Everyday Backpack Zip được thương hiệu này mô tả theo một phong cách khác.
Everyday Backpack Zip điểm qua một chút về chức năng của balo, trọng tâm chính của đoạn văn vẫn là mô tả về kiểu dáng đẹp, hiện đại của dòng sản phẩm này. Sản phẩm đầu tiên được mô tả hướng tới đối tượng quan tâm về chức năng hơn kiểu dáng của balo, trong khi mô tả thứ hai dành cho những người ưu tiên cả hai yếu tố đó.
Xác định điểm bán hàng độc nhất (USP)
USP của sản phẩm, công ty là yếu tố tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời khiến sản phẩm, dịch vụ của bạn được nhiều người “săn đón” nhất.
Vậy USP là gì? USP (Unique Selling Point) – là một yếu tố để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh như chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất, sản phẩm đầu tiên trên thị trường hoặc một số khác biệt khác.
Ví dụ với thương hiệu TushBaby, USP của thương hiệu này là “cung cấp địu trẻ em thoải mái cho em bé và cha mẹ”. Điểm bán hàng độc đáo này được nhắc đến ngay trong đoạn đầu tiên của mô tả sản phẩm, điều này sẽ giúp khách hàng luôn ghi nhớ về chức năng chính của sản phẩm.
Dưới đây là ba cách xác định USP và áp dụng chúng khi viết Description:
– Đi sâu vào tâm trí khách hàng -Hãy đặt ra câu hỏi “Vấn đề mà đối tượng mục tiêu đang gặp phải là gì? Các tính năng sản phẩm của bạn sẽ giải quyết vấn đề đó thế nào? Tại sao họ nên chọn sản phẩm của bạn?
– Làm nổi bật giải pháp – Hãy ghi nhớ rằng khách hàng không mua sản phẩm của bạn, họ mua giải pháp cho vấn đề của họ. Vì vậy hãy tập trung vào việc làm nổi bật giải pháp mà bạn cung cấp cho đối tượng mục tiêu.
– Tập trung vào một yếu tố – Hãy mô tả sản phẩm ngắn gọn, rõ ràng và đi vào một trọng tâm duy nhất.
Biến tính năng thành lợi ích khách hàng
Các tính năng sản phẩm sẽ trở nên vô dụng nếu người tiêu dùng không hiểu chúng có tác dụng như thế nào đối với họ. Thông thường, người bán có xu hướng liệt kê tất cả thuật ngữ chuyên ngành vào bài viết nhằm “giải thích chi tiết”, tuy nhiên điều này lại khiến người mua cảm thấy khó hiểu và khó tiếp cận sản phẩm.
Ví dụ với hai mô tả dưới đây:
– Áo khoác chống gió của chúng tôi được làm bằng vật liệu thoáng khí và nhẹ.
– Áo khoác chống gió của chúng tôi được làm từ vật liệu thoáng khí và nhẹ, cho phép bạn hoạt động trong bất kỳ thời tiết nào.
Có thể thấy, ví dụ thứ hai giúp người đọc dễ hiểu hơn vì chúng đưa ra giải pháp cho vấn đề và đáp ứng mong muốn của khách hàng, dẫn đến hành động quyết định mua hàng.
Mẹo nhỏ: bạn có thể xác định lợi ích của sản phẩm bằng cách trả lời câu hỏi “vậy thì sao?”. Áo khoác thoáng khí và nhẹ, vậy thì sao? nó không giữ mồ hôi bên trong, vậy thì sao? Bằng cách đặt câu hỏi, thương hiệu có thể biến tính năng của sản phẩm trở thành lợi ích cho khách hàng.
Kích thích tâm lý khách hàng
Cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của khách hàng. Ngoài các tính năng và lợi ích, truyền tải một câu chuyện hấp dẫn về sản phẩm sẽ đánh trúng vào tâm lý khách hàng, giúp chuyển đổi một lượng lớn đối tượng tiềm năng.
Bạn có thể xây dựng câu chuyện về cách sản phẩm được tạo ra, những khó khăn trong quá trình làm việc hoặc câu chuyện về cách sản phẩm thay đổi cuộc sống của khách hàng. Thực tế cho thấy, những câu chuyện kể sẽ in sâu trong tâm trí khách hàng nhiều hơn 2.200% so với các sự kiện và con số.
Firebox, một cửa hàng trực tuyến bán quà tặng đã thể hiện sự khác biệt của mình bằng cách sử dụng các câu chuyện trong đoạn mô tả sản phẩm.
Thay vì sử dụng gạch đầu dòng hoặc ngôn ngữ đơn giản như “sổ ghi chép hoạt động này sẽ giúp bạn giảm thời gian sử dụng thiết bị di động”, Firebox kết nối với khán giả bằng cách trình bày vấn đề phổ biến của việc lạm dụng công nghệ. Điều này đã làm nổi bật lợi ích của cuốn sách đó là giúp người đọc nhận thức lại tầm quan trọng của việc “ghi chép truyền thống”.
Sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu phù hợp với hình ảnh thương hiệu
Ngôn ngữ và giọng điệu sử dụng trong Description là một phần quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa của thương hiệu. Tất cả những đặc điểm, tính cách của thương hiệu sẽ được thể hiện trong cách mà bạn truyền đạt tới khách hàng.
Ví dụ về thương hiệu Firebox trên có một giọng điệu vui vẻ và giản dị. Điều này được thể hiện rõ ràng qua việc sử dụng các cụm từ như “vang vảng bên tai”, “thế giới thực tại” hay “suy nghĩ nghiêm túc”. Trong khi đó, Peak Design lại sử dụng một giọng điệu hiện đại và tiên tiến hơn thông qua những tính từ như “vẻ đẹp hào nhoáng”, “lấy cảm hứng từ đô thị”…
Xây dựng nội dung ngắn gọn và dễ hiểu
Một bản mô tả sản phẩm ngắn gọn là một đoạn nội dung người dùng vẫn có thể hiểu nếu chỉ “đọc lướt”. Thực tế, mọi người chỉ có thể tập trung trong một khoảng thời gian ngắn và thường đọc khoảng 16% nội dung trên mạng xã hội.
Dưới đây là một số cách để làm cho nội dung của bạn trở nên bắt mắt:
– Sử dụng gạch đầu dòng.
– Duy trì các đoạn văn không quá ba câu.
– Tối đa hóa các khoảng cách.
– Nhấn mạnh các cụm từ quan trọng bằng chữ in đậm, chữ nghiêng hoặc các màu khác nhau.
Hãy cùng xem một ví dụ từ Innocent Drink và cách họ kết hợp tất cả các yếu tố được đề cập trên để xây dựng một bản Description hoàn hảo.
Tạo hiệu ứng “cấp bách”
Tận dụng những đoạn mô tả sản phẩm để tạo ra cảm giác cấp bách, buộc mọi người phải nhanh chóng thực hiện hành động mua là một mẹo nhỏ được nhiều marketers sử dụng. Thủ thuật này đánh vào tâm lý FOMO – hội chứng sợ bỏ lỡ của khách hàng. Một nghiên cứu điển hình cho thấy tỷ lệ chuyển đổi có thể tăng tới 332% với những sản phẩm có “phiên bản giới hạn”.
Để sử dụng phương pháp này, bạn có thể tạo ra những sự kiện “flash-sale”, hiển thị đồng hồ đếm ngược hàng tồn kho hoặc khởi chạy phiên bản giới hạn của sản phẩm. Ngoài ra, hãy sử dụng các cụm từ như “ưu đãi trong thời gian có hạn”, “cơ hội cuối cùng”, “giảm giá độc quyền trong một ngày”,… để kích thích khách hàng bấm mua hàng.
Áp dụng công cụ CTA
Lời kêu gọi hành động (CTA) trên mô tả sản phẩm thường là một nút nhấp thúc đẩy người mua thực hiện hành động mua hàng. CTA đã được chứng minh là có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi cao. Tuy nhiên, điều này chỉ hoạt động với các nút CTA được thiết kế đậm và rõ ràng.
Hãy tận dụng tối đa các nút CTA bằng cách kết hợp các bí kíp nhỏ dưới đây:
– Sử dụng các cụm từ CTA ngắn dọn và hiệu quả như “Mua ngay” hoặc “Thêm vào giỏ hàng”.
– Xem xét kích thước – Đối với người dùng di động, CTA cần được thiết kế đủ lớn để có thể nhấp bằng ngón tay cái.
– Luôn hiển thị – hãy trình bày nút CTA ở một vị trí dễ nhìn thấy nhất, chỉ khoảng 20% khách truy cập sẽ cố gắng lướt trang để tìm nút CTA.
– Tạo sự nổi bật – Thiết kế nút CTA có màu sắc tương phản với màu của website để thu hút khách hàng.
Thân thiện với SEO
SEO (Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm) là công cụ giúp cải thiện thứ hạng của webstie trên thanh tìm kiếm, cho phép tiếp cận nhiều đối tượng hơn thông qua các từ khóa. Hãy sử dụng những từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn trong bản mô tả sản phẩm.
Sử dụng công cụ tạo từ khóa như LSIGraph có thể giúp bạn tìm các từ khóa có liên quan. Để có kết quả tốt nhất, hãy đặt từ khóa của bạn trong tiêu đề trang, mô tả trang và thẻ hình ảnh.
Lời kết:
Để viết một tiêu đề hoàn hảo, các thương hiệu cần loại bỏ suy nghĩ “càng chi tiết càng tốt”. Một tiêu đề hoàn hảo là tiêu đề dễ dàng thu hút được người đọc và tạo ra chuyển đổi. Để thực hiện được điều này, các doanh nghiệp cần xây dựng một giọng điệu nhất quán và giữ cho mỗi mô tả ngắn gọn và dễ hiểu.
Hy vọng với 9 mẹo nhỏ khi viết Description trên đây, các doanh nghiệp sẽ rút ra được những kinh nghiệm và áp dụng chúng một cách hiệu quả nhất vào chiến lược của mình. Chúc các bạn thành công!
Nếu cần thêm thông tin các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại đây:
https://www.facebook.com/owlinkmedia
(Nguồn: Theo Zyro)