Tin tức

Dự đoán 8 xu hướng Digital Marketing lên ngôi vào năm 2021

Xu hướng Digital Marketing chính cho năm 2021 mà các doanh nghiệp cần triển khai nhằm giữ chân khách hàng hiện tại, tạo thêm lưu lượng truy cập, tiếp cận khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh thu? Hãy cùng tìm hiểu 8 xu hướng Digital Marketing nổi bật nhất vào năm 2021 dưới đây.

Dự đoán 8 xu hướng Digital Marketing lên ngôi vào năm 2021

Mạng xã hội giúp thu hút và giữ chân khách hàng

Các doanh nghiệp nên chuẩn bị nhiều nguồn lực hơn cho các hoạt động Social Media Marketing vào năm 2021. Nghiên cứu cho thấy ngân sách mạng xã hội chiếm khoảng 24% tổng ngân sách tiếp thị của Hoa Kỳ trong quý 2 năm 2020, tăng 13% vào mùa đông năm ngoái.

Trong đại dịch Covid19, các marketer đang ngày càng ưu tiên việc giữ chân khách hàng, điều này sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2021. Thời gian người dùng trực tuyến đã tăng cao đáng kể khi đại dịch bùng phát, nội dung mà họ tìm kiếm thường liên quan tới việc nghiên cứu sản phẩm, thương hiệu hay các doanh nghiệp trực tuyến.

Dự đoán 8 xu hướng Digital Marketing lên ngôi vào năm 2021

Vì vậy, sự thay đổi người tiêu dùng đã tạo ra cơ hội mới cho các marketer tăng khả năng tiếp cận với khách hàng mới và thu hút lại những khách hàng lâu năm. Chỉ với một khoản ngân sách nhỏ, Social Media Marketer có thể phát triển một kế hoạch có nội dung hấp dẫn, lịch trình đăng bài thường xuyên, theo dõi và thúc đẩy phản hồi của khách hàng, đồng thời thu hút doanh nghiệp mới.

Áp dụng Google Listings và Local SEO

Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, điều quan trọng nhất chính là đảm bảo local listings (danh sách địa phương) được xác minh và cập nhật trên các nền tảng tìm kiếm khác nhau.

Các doanh nghiệp B2C thường thu hút khách hàng chủ yếu ở mức độ địa phương (ví dụ như phòng khám nha khoa hoặc đại lý ô tô), danh sách Google My Business sẽ cung cấp thông tin có giá trị về giờ làm việc, dịch vụ, và vị trí địa lý.

Mẹo nhỏ: đảm bảo khu vực kinh doanh đã được xác minh trong Local Lists, điều này sẽ giúp doanh nghiệp hiển thị trong các tìm kiếm “gần tôi”. Nhiều công cụ tìm kiếm (đặc biệt là Google) ưu tiên mức độ liên quan trong các thuật toán tìm kiếm của họ.

Việc giới hạn bán kính cho dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có vài bất lợi, tuy nhiên bằng cách này, bạn sẽ có cơ hội phân tích sâu hơn vào thị trường trong kết quả tìm kiếm. Đồng thời, cập nhật danh sách còn thông báo cho khách hàng về bất kỳ thay đổi nào về giờ làm việc, chương trình khuyến mãi, blog hay bất kỳ thông tin nào khác mà doanh nghiệp muốn nhanh chóng truyền tải.

Cải thiện tính sẵn có trong dịch vụ 

Theo McKinsey, tính sẵn có của các sản phẩm và dịch vụ là lý do hàng đầu khiến khách hàng thay đổi thương hiệu trung thành của mình. Để đối mặt với thách thức này, các marketer có thể thực hiện bằng một số cách. Giải pháp đơn giản nhất là tăng số ngày tồn kho sản phẩm hoặc mở rộng thời gian phục vụ.

Ví dụ: khi ngày càng nhiều người làm việc tại nhà hơn và trẻ em học tập từ xa, hầu hết các bác sĩ và văn phòng nha khoa đều phân bổ lại thời gian làm việc của nhân viên vào ban ngày nhiều hơn và ít giờ hơn vào ban đêm và cuối tuần.

Bên cạnh việc điều chỉnh lượng hàng hóa hay giờ phục vụ, việc liên lạc kịp thời tới khách hàng là một điều hết sức quan trọng. Đối với các mặt hàng có khối lượng lớn, hãy cân nhắc các vị trí khi đặt banner (biểu ngữ) trên trang web để hiển thị thời điểm các sản phẩm chính sẽ nhập kho.

Nếu doanh nghiệp chưa thu thập thông tin liên hệ của khách hàng, đây là thời điểm hoàn hảo để tạo danh sách người đăng ký. Bằng những email hoặc tin nhắn tự động, doanh nghiệp có thể chủ động thông báo cho khách hàng về những thay đổi về tình trạng trong kho hàng.

Automated Bidding trong Google Ads

Các nhà tiếp thị Google Ads liên tục điều chỉnh các chiến dịch, từ khóa và giá thầu để tận dụng tối đa số tiền quảng cáo bỏ ra. Tuy nhiên tất cả các điều chỉnh đó đều phải trả phí: tốn nhiều thời gian hơn hoặc phí quản lý cao hơn.

Nhập Automated bidding (Đặt giá thầu tự động) cho phép Google tự động hóa các động thái trước đó để điều chỉnh giá thầu của bạn trong thời gian thực.

Automated bidding là một công cụ không quá mới mẻ, Automated bidding đã xuất hiện lần đầu vào năm 2016. Với những cải tiến liên tục, đặc biệt là trong năm qua, Automated bidding được cho rằng sẽ đột phá vào năm 2021.

Độ tin cậy vào các thủ thuật Automated bidding ngày càng tăng đồng nghĩa rằng doanh nghiệp có thể dành thời gian để tối ưu hóa các khía cạnh khác của hiệu suất PPC, điều này nhằm mang lại kết quả tốt với chi phí thấp hơn cho khách hàng.

Voice Search (Tìm kiếm bằng giọng nói) không còn là một phần thuật toán của Google. Tuy nhiên, nó vẫn đang ảnh hưởng tới kết quả tìm kiếm hiện tại. Các truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói thường mang lại kết quả khác so với tìm kiếm bằng văn bản. Đối với SEO, đây là một ý tưởng tốt cho các doanh nghiệp có tập khách hàng sử dụng nhiều công cụ này.

Theo các chuyên gia tìm kiếm bằng giọng nói, nội dung tìm kiếm phải được tối ưu riêng cho giọng nói, thông tin đưa ra cần rõ ràng và mang tính đối thoại nhiều hơn nhằm đồng bộ hóa chính xác với các truy vấn tìm kiếm. Điều này sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập bằng cách duy trì liên quan và hiển thị nhiều hơn với người tiêu dùng.

Cải thiện tỷ lệ giữ chân thông qua phân khúc

Có thể nói việc giữ chân khách hàng hiện tại sẽ tốn ít chi phí hơn so với việc tìm kiếm khách hàng mới. Vì vậy chuyên gia Marketing luôn khuyên các doanh nghiệp nên nỗ lực nhiều hơn vào giai đoạn sau trong hành trình mua hàng.

Những khách hàng hài lòng về sản phẩm thường có xu hướng chia sẻ với bạn bè của họ, điều này sẽ kéo theo doanh thu được tăng cao. Bên cạnh đó, họ cũng có nhiều khả năng đưa ra những đánh giá trực tiếp và chân thành, giúp củng cố và phát triển thương hiệu.

Đảm bảo rằng khách hàng luôn được thông báo về những thay đổi hoặc quy trình tổ chức, có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, thông qua email marketing hoặc tương tác trên mạng xã hội. Bằng cách thu thập dữ liệu và phân khúc khách hàng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí phân phối sản phẩm và dịch vụ, đồng thời làm thúc đẩy doanh số đáng kể.

Xây dựng nội dung có tính tương tác cao

Bổ sung các yếu tố tương tác vào trang web hoặc mạng xã hội là một cách làm tuyệt vời để cung cấp nội dung có giá trị cho khách truy cập, điều này sẽ khiến họ tương tác và tìm hiểu thêm về thương hiệu nhiều hơn.

Ví dụ: một nhà môi giới thêm một ứng dụng thế chấp đơn giản và đem về hiệu quả cho trang web của mình. Bằng chiến lược này, doanh nghiệp này hiện đang cung cấp giá trị cho khách truy cập, đồng thời tìm hiểu thêm về họ thông qua các dữ liệu đã nhập vào máy tính.

Nguồn: woorank.com

Các ví dụ khác về Interactive Marketing (nội dung tương tác) bao gồm những bài đánh giá, câu đố, trò chơi, cuộc thăm dò ý kiến, video tương tác, khảo sát và cuộc thi. Các cuộc thi là một cách tuyệt vời để nhanh chóng tăng phạm vi tiếp cận và khả năng hiển thị thương hiệu theo cấp số nhân.

Cách nhanh nhất để đưa thương hiệu của bạn hiển thị với nhiều khách hàng tiềm năng mới và với chi phí rẻ chính là để khách hàng hiện tại chia sẻ bài đăng trên Facebook về một cuộc thi. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn biến nó thành một cuộc thi giới thiệu sản phẩm với những phần thưởng hấp dẫn cho khách hàng.

Tập trung tương tác nội bộ

Các chuyên gia HR đã sớm nhận ra rằng đại dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến nhân viên và năng suất làm việc của họ. Đối với nhiều người, đây là lần đầu tiên họ làm việc từ xa, điều này sẽ mang tới nhiều trải nghiệm khác nhau, đặc biệt đối với những người đã lập gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tinh thần của nhân viên sẽ bị ảnh hưởng, giảm năng suất làm việc.

Điều quan trọng chính là luôn tạo ra sự kết nối giữa các nhân viên, bằng cách này họ sẽ có động lực giao tiếp nhiều hơn và đảm bảo một kết quả tốt hơn tới khách hàng.

Là người quản lý hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp, bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng những nhóm tương tác trực tiếp với khách hàng (dịch vụ, tiếp thị và bán hàng) điều hiểu được tầm quan trọng của việc kết nối và giao tiếp với khách hàng, nhằm hướng tới một mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Chia nhỏ các dự án thành nhiều phần lớn và đặt ra các cột mốc rõ ràng. Sau đó, hãy đảm bảo rằng bạn thiết lập nhiều kênh giao tiếp và sẵn sàng chia sẻ với toàn bộ nhóm trên mỗi kênh.

Kết luận

Những xu hướng Digital Marketing trên đây sẽ là một điểm bắt đầu hoàn hảo để doanh nghiệp lập kế hoạch chiến lược Marketing năm 2021. Hy vọng 8 xu hướng chính trên đây sẽ giúp doanh nghiệp tăng lưu lượng truy cập trang web, tạo thêm khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng.

Đồng thời, các chiến lược này cũng rất quan trọng để giúp doanh nghiệp hiểu các xu hướng Digital Marketing và cách chúng sẽ tác động đến bối cảnh cạnh tranh lớn hơn. Chúc các bạn thành công!

Nếu cần thêm thông tin các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại đây:

https://seohanoi.net

https://www.facebook.com/owlinkmedia

(Nguồn: Theo Dabrianmarketing)