Tin tức

Trendspotting là gì? 5 cách xây dựng nội dung hot trend với Trendspotting

Trendspotting là gì? 5 cách xây dựng nội dung hot trend với Trendspotting. Các nhà tiếp thị luôn tìm kiếm những điều mới mẻ nhưng những nội dung này đến nhanh mà đi cũng nhanh. Tìm ra đâu là mốt, là xu hướng để theo đuổi không phải điều dễ dàng và việc này giống như một canh bạc vậy. Tuy nhiên, việc dự đoán các xu hướng không hẳn là điều bất khả thi.

Bài viết này sẽ cung cấp các bước đơn giản để bạn có thể khám phá trendspotting và tận dụng các xu hướng trong ngành trước khi chúng bùng nổ.

Trendspotting là gì? 5 cách xây dựng nội dung hot trend với Trendspotting

Trendspotting là gì?

Muốn hiểu Trendspotting là gì trước tiên bạn cần hiểu điều gì tạo nên một “Trend”. Theo Investopedia: “Trend hay xu hướng là hướng chung của thị trường trong một khoảng thời gian xác định. Mặc dù không có khoảng thời gian cụ thể để một hướng thị trường được coi là trend, nhưng hướng được duy trì càng lâu thì trend càng đáng chú ý.”

Trendspotting là gì? 5 cách xây dựng nội dung hot trend với TrendspottingHiểu một cách đơn giản, trendspotting là việc xác định các xu hướng mới. Mở rộng hơn, trendspotting giúp xác định các xu hướng ở cấp địa phương, khu vực hoặc toàn cầu, hiểu các xu hướng đó, xác định các phương pháp và cơ hội đổi mới liên quan đến các xu hướng này.

Trendspotting là nơi giao thoa của thị trường và văn hóa. Sự hiểu biết này giúp các thương hiệu hiểu rõ hơn thị trường đại chúng muốn gì trong những năm tới, tất nhiên, điều này không chỉ tạo ra và nâng cao văn hóa mà còn giúp ích cho việc kinh doanh. Bởi vì trendspotting là một dạng nghiên cứu thị trường điều tra xu hướng tiêu dùng trong quá khứ, hiện tại và tương lai để hỗ trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Các nhà tiếp thị nên theo dõi những loại xu hướng nào?

Theo thời gian tồn tại, xu hướng có thể chia thành 3 loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhưng bất kể thời gian tồn tại là dài hay ngắn thì các trend đều có chung một đặc điểm: sự thay đổi. Các xu hướng luôn thay đổi, một xu hướng đang hot tại thời điểm này có thể biến mất hoặc bị thay thế bởi một xu hướng khác. Dưới đây là 3 loại xu hướng quan trọng mà bạn nên theo dõi để hỗ trợ cho chiến lược xây dựng nội dung social của doanh nghiệp.

Xu hướng truyền thông xã hội

Mạng xã hội không chỉ là nơi người tiêu dùng mà còn các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, mọi quy mô hoạt động. Nếu muốn có ý tưởng về những gì đang thịnh hành và phổ biến trong cộng đồng, thì không cần tìm đâu đâu xa ngoài newfeed của bạn.

Một số cách để xác định xu hướng đang diễn ra trên mạng xã hội bao gồm:

  • Các loại nội dung được mọi người chia sẻ và tương tác nhiều nhất
  • Nền tảng xã hội và kênh tiếp thị nào đang phát triển (hoặc thu hẹp)
  • Các loại quảng cáo mà người tiêu dùng tương tác
  • Sản phẩm sắp ra mắt, bài đăng của thương hiệu và influencer

Dưới đây là một số xu hướng xã hội gần đây từ Sprout Social Index. Những thông tin này rất quan trọng không chỉ đối với các công ty đang tìm cách tinh chỉnh các chiến lược xã hội của họ mà còn giúp bạn hiểu những xu hướng nào có khả năng phát triển trong tương lai.

Xu hướng truyền thông xã hội 2020 (Ảnh: Internet)

Các xu hướng theo ngành cụ thể

Ngoài những xu hướng chung, mỗi ngành nhất định đều có những xu hướng tiếp thị riêng.

Ví dụ, mặc dù đều thuộc ngành công nghiệp game nhưng các chiến lược marketing cho doanh nghiệp SaaS là hoàn toàn khác nhau so với các công ty khác trong ngành.

Nếu bạn muốn tìm một ví dụ dễ hiểu hơn về các công ty áp dụng trendspotting vào hoạt động của mình thì không đâu khác ngoài ngành công nghiệp làm đẹp.

Trong một lĩnh vực cạnh tranh cao và người dùng có nhiều hiểu biết về xã hội như ngành công nghiệp làm đẹp, các thương hiệu làm đẹp phải liên tục thay đổi để luôn dẫn đầu khi tham gia các nền tảng mới, sáng tạo định dạng nội dung và loại hình quảng cáo mới. Trong khi một số thương hiệu thậm chí còn chưa lấn sân sang Instagram Reels hay thậm chí là TikTok, thì những thương hiệu như Pravana đã dẫn đầu các xu hướng làm đẹp mới nhất trên các nền tảng mạng xã hội này.

Phân tích cạnh tranh thông qua việc theo dõi cách đối thủ của bạn thu hút người tiêu dùng để xác định chính xác xu hướng hiện có trong ngành.

Hãy tự trả lời các câu hỏi: Họ đang chạy những loại chiến dịch nào? Làm thế nào để so sánh tốc độ tăng trưởng của họ so với bạn? Điều này giúp phát hiện xu hướng cả định tính và định lượng khi bạn xem xét cả cuộc trò chuyện của khán giả và chỉ số tương tác.

Các xu hướng dành riêng cho khách hàng

Xu hướng của khách hàng rất quan trọng vì chúng tác động trực tiếp đến khách hàng của bạn.

Ví dụ: theo dõi phản hồi, đánh giá và các sản phẩm bán chạy nhất sẽ cho bạn biết về các xu hướng có thể ảnh hưởng đến chương trình khuyến mãi trong tương lai. Hoặc giúp bạn dễ dàng xác định những sản phẩm nào người dùng thích và loại bỏ những sản phẩm mà họ không thích.

Làm cách nào để xác định được xu hướng?

Việc áp dụng một nền tảng xã hội mới hay chạy một chiến dịch mới, luôn cần sự đầu tư chỉn chu nhưng luôn tồn tại rủi ro nhất định liên quan đến bất kỳ xu hướng nào đó.

Một điểm ưu việt của trendspotting là gì? nó được xem là là khả năng thực hiện một loạt phân tích chi phí – lợi ích để đảm bảo rằng chiến dịch bạn đang thực hiện sẽ tạo ra lợi nhuận.

Một lần nữa, việc theo đuổi bất kỳ xu hướng nào cũng cần phải bắt nguồn từ dữ liệu và phân tích chứ không phải nhờ cảm giác chủ quan hoặc chỉ cố gắng nhảy vào một trend đang hot.

5 cách hữu ích để bắt kịp xu hướng nhờ trendspotting

Trendspotting là một kỹ năng mà bạn có thể trau dồi và phát triển theo thời gian. Việc trở thành một trendspotter hàng đầu không phải là điều quá khó thực hiện. Dưới đây là 5 bước giúp bạn làm được điều đó.

Thường xuyên kết nối và trò chuyện với khách hàng

Các cuộc trò chuyện thường xuyên với khách hàng có thể giúp bạn không chỉ biết những gì họ muốn và mong đợi ở bạn mà còn cả những loại tính năng và sản phẩm mà họ quan tâm nói chung.

Bạn phải đọc kỹ các bài đăng hay bình luận khi xác định xu hướng của khách hàng. Phương tiện truyền thông xã hội là nơi hoàn hảo để hiểu khách hàng mà không cần thực hiện một cuộc khảo sát hoặc bảng câu hỏi.

Tất nhiên cũng không thể phủ nhận lợi ích của các cuộc thăm dò ý kiến, đề xuất sản phẩm và các câu hỏi đóng/mở trong việc khơi dậy các cuộc trò chuyện giữa các khách hàng để tìm ra những điều mà họ thực sự quan tâm, mong muốn.

Nhưng điều quan trọng là phải đặt các cuộc trò chuyện với khách hàng vào đúng ngữ cảnh. Có thể sử dụng các câu hỏi, nhận xét và những vấn đề đang được quan tâm trên phương tiện truyền thông xã hội của thương hiệu.

Thiết lập social listening cho các từ khóa và hashtag trong ngành

Social listening có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, theo dõi những thảo luận của người dùng về thương hiệu trên môi trường mạng xã hội. Nhờ nó, bạn có thể xác định các xu hướng đang phát triển trong toàn ngành bằng cách lắng nghe cuộc trò chuyện của cả khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng social listening để tìm hiểu các từ khóa hoặc thuật ngữ được đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng phổ biến nhất. Bao gồm thương hiệu, tên sản phẩm và các từ khóa liên quan đến cảm xúc (ví dụ: “tốt” hoặc “đáng thất vọng”).

Tiến hành phân tích cạnh tranh kỹ lưỡng, liên tục

Trendspotting giống như một cuộc chạy đua giữa bạn và đối thủ cạnh tranh. Do đó, việc theo dõi các loại chiến dịch mà đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn đang chạy và sự phát triển của họ như thế nào là điều cần thiết.

Theo dõi ở đây không có nghĩa là bắt chước những gì “người hàng xóm” của bạn đang làm mà là so sánh và đối chiếu cách tiếp thị của bạn so với họ. Như đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp cùng ngành có thể theo đuổi những xu hướng hoàn toàn khác. Tuy nhiên, thường có khá nhiều bước thực hiện liên quan đến nhau.

Xác định nội dung “thịnh hành” của riêng bạn

Trendspotting không phải dựa vào cảm tính, đó là một hoạt động có thể đo lường. Nếu bạn muốn tìm hiểu những loại nội dung hoặc chiến dịch nào là kim chỉ nam, thì các chỉ số truyền thông xã hội sẽ cho bạn biết điều đó.

Giả sử có một loại bài đăng hoặc nội dung cụ thể (ví dụ: influencer, UGC) tạo ra rất nhiều lượt tương tác. Khi đó, bạn nên cân nhắc đến việc tạo ra những nội dung tương tự. Nhờ đó, bạn có thể phát hiện ra các xu hướng và chủ đề phổ biến trong số nội dung hoạt động của mình.

Chủ động trò chuyện với influencers trong ngành

Cuối cùng, bạn không thể phát hiện ra các xu hướng nếu bạn chỉ bó buộc mình trong một “hòn đảo” riêng biệt.

Hãy thường xuyên tham gia các sự kiện, hội thảo từ online đến offline, những cuộc trò chuyện trên Facebook, Twitter,… liên quan đến ngành và quan sát những gì đang diễn ra hiện tại.

Bạn có thể hiểu thêm rất nhiều về ngành của mình bằng cách theo dõi những influencer liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình.

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là đừng quên đọc những bài viết, bản tin và các nghiên cứu điển hình có liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Nếu muốn trở thành một trendspotter, bạn cần phải cập nhật thông tin thường xuyên.

Lời kết:

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu được trendspotting là gì và cách xây dựng nội dung hot với trendspotting. Có thể thấy, đây là yếu tố sẽ giúp theo dõi các xu hướng có thể giúp doanh nghiệp của bạn hoàn toàn áp đảo đối thủ của mình. Bằng cách phát triển chiến lược trendspotting theo các bước trên, bạn có thể nắm bắt thông tin về những gì đang diễn ra trong ngành của mình dễ dàng hơn rất nhiều.

Nếu cần thêm thông tin các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại đây:

https://seohanoi.net

https://www.facebook.com/owlinkmedia

(Nguồn: Theo BrandsVietnam)