Content Marketing giúp doanh nghiệp tối ưu nội dung, đạt hiệu quả trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp và tiếp cận đến những khách hàng trọng tâm. Chính và vậy nên hiện nay, Nhân viên Content Marketing đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp. Trong bài viết này Owl Ink Media sẽ giúp bạn tìm hiểu các mẫu KPI cho kế hoạch Content Marketing đạt hiệu quả.
Content Marketing là gì?
Các quan điểm về Content Marketing
“Content Marketing is a strategic marketing approach focused on creating and distributing valuable, relevant, and consistent content to attract and retain a clearly defined audience – and, ultimately, to drive profitable customer action.” (Nguồn: Content Marketing Institute)
Tạm dịch: Tiếp thị nội dung là phương pháp Marketing với chiến lược tập trung vào việc tạo và phân phối nội dung có giá trị, có liên quan và nhất quán nhằm thu hút, giữ chân người xem được xác định rõ ràng. Cuối cùng là thúc đẩy hành động của khách hàng có lợi nhuận.
Content Marketing là tiếp thị nội dung – Hoạt động Marketing của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
Xem thêm tại đây: https://seohanoi.net/content-marketing-la-gi/
Tổng hợp các KPI cho kế hoạch Content Marketing hiệu quả
Tổng lưu lượng truy cập website (Overall traffic)
Overall Traffic – số người truy cập vào website là chỉ số đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm. Tất cả những ai đang làm Content Marketing đều cần theo dõi chỉ số này. Đây chính là chỉ số nền tảng để biết được bạn có thành công khi “dấn thân” vào Content Marketing hay không, vì không có lưu lượng truy cập đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ không có doanh thu.
Theo dõi traffic của website sẽ giúp chúng ta biết được có bao nhiêu người dùng đang truy cập trang web và những bài đăng nào đang thu hút họ.
Việc nhận biết loại nội dung nào trên trang web của bạn đang tạo ra nhiều lượt xem nhất có thể giúp bạn xây dựng những nội dung phù hợp hơn để đạt được traffic tốt nhất. Nếu một số nội dung nhất định đạt được nhiều lượt xem hơn các nội dung khác, bạn sẽ biết loại nội dung nào cần phải tiếp tục đăng, dạng nội dung nào nên hạn chế hơn. Nếu bạn tiếp tục đăng những nội dung hấp dẫn, thu hút người xem thì traffic sẽ tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, một điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý chính là phải lọc lưu lượng truy cập không trả tiền khi xem số liệu này để tránh dữ liệu sai lệch bởi quảng cáo trả tiền hoặc quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội.
Việc theo dõi lượng truy cập vào từng trang sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn về hiệu quả của Content trên trang. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách để phân bổ các nội dung bổ ích trên website, loại bỏ các nội dung không được yêu thích.
Thời gian truy cập (Time on page)
Time on page – thời gian người dùng ở trên trang web của bạn sẽ giúp doanh nghiệp biết được website của bạn liệu có thật sự có giá trị hay không. Để đánh giá mức độ hiệu quả của phần Content Marketing nói chung và nội dung trên trang nói riêng, bạn có thể xem xét người dùng dành bao nhiêu thời gian cho website của bạn.
Thời gian dành cho một trang càng lâu càng chứng tỏ sức hút của phần nội dung trên trang web càng lớn.
Tập trung và cải thiện thời gian sử dụng website cũng có thể giúp cải thiện chiến lược SEO, bởi vì time on page cũng là một yếu tố để xếp hạng website.
Tuy time on page không phải là một yếu tố xếp hạng chính thức của Google nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các tác động tích cực của thời gian truy cập trên website đối với thứ hạng tìm kiếm của web.
Một số nguyên nhân khiến thời gian người dùng truy cập trên trang thấp có thể kể đến như thời gian tải trang chậm, nội dung trên trang không đủ hấp dẫn, người dùng không tìm được thông tin mà họ mong muốn… Trên thực tế, ngày càng khó để có thể thu hút sự chú ý của mọi người lâu hơn vài phút. Hơn nữa, chúng ta cần nhớ rằng các số liệu về thời gian người dùng ở trên trang là thời gian trung bình của tất cả những người truy cập website.
Tỷ lệ click của các liên kết nội bộ (Click-through rate of internal links)
Tỷ lệ click chuột, tức Click-through-rate (CTR) thông qua các liên kết nội bộ cũng vô cùng quan trọng. Nếu nội dung trên website bao gồm các liên kết để mua hàng thì điều quan trọng mà doanh nghiệp cần làm chính là theo dõi tỷ lệ click vào các trang này. Nếu bạn nhận thấy một số nội dung có tỷ lệ click cao hơn các nội dung khác, hãy phân tích nội dung đó để xem điều gì làm cho nội dung này thu hút người đọc và áp dụng những gì mình phân tích được cho các nội dung khác.
Hơn nữa, bạn cũng có thể tăng thêm traffic khi bổ sung các liên kết nội bộ. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ rằng, càng nhiều người dùng click tiếp vào những trang khác trên website của bạn, cơ hội người dùng theo dõi, chọn mua sản phẩm sẽ càng cao.
KPI cho kế hoạch Content Marketing hiệu quả – Scroll depth
Bạn có biết mọi người có đang cuộn xuống phần cuối của nội dung trên website? Chúng ta có thể sử dụng các công cụ như HotJar hoặc CrazyEgg để kiểm tra các chỉ số này. Chỉ số này sẽ giúp bạn kiểm tra được người dùng có kéo xuống và đọc hết nội dung đang hiển thị trên website của mình hay không.
Một số chuyên gia cho rằng, khi nói đến Content Marketing, tỷ lệ scroll depth (trong Google Analytics) là số liệu quan trọng nhất.
Hiểu được mọi người đang tìm hiểu phần nào của tổng thể nội dung cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa nội dung để có đạt được mục tiêu như mong muốn. Ví dụ như nếu phần lớn khách hàng chỉ đọc 40% nội dung trên trang, chúng ta có thể thay đổi, chèn nút mua hàng tại 40% nội dung đầu tiên này thay vì để nút mua hàng ở cuối bài viết!
KPI cho kế hoạch Content Marketing hiệu quả – Tỷ lệ thoát (Bounce rate)
Tỷ lệ thoát có thể giúp bạn xác định phần trăm người dùng tương tác với các nội dung trên website của bạn.
Tỷ lệ thoát của trang web là tỷ lệ phần trăm người dùng thoát ra trong vài giây ngay khi truy cập vào website trên tổng lượng khách truy cập vào trang web của bạn. Một số nguyên nhân có thể khiến website có tỷ lệ thoát cao thường bao gồm: thời gian tải chậm, quảng cáo quá nhiều, nội dung không liên quan đến những gì người dùng đang mong đợi….
Nếu mọi người truy cập vào bài đăng trên blog của bạn và thoát ra trong vài giây, điều này đồng nghĩa với việc website của bạn đang gặp các vấn đề.
Đến đây, câu hỏi được đặt ra chính là “Chia sẻ những nội dung nào thì cải thiện được tỷ lệ thoát”? Các nghiên cứu của ConversXL cho biết, các trang dạng blog thường có tỷ lệ thoát khoảng 70-90%, các trang nội dung (ví dụ như các trang “về chúng tôi”, trang showcase…) có tỷ lệ thoát từ 40-60% và các bài trang dịch vụ có tỷ lệ thoát thấp hơn, chỉ từ 10 – 30% mà thôi.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần hiểu rằng, số liệu đo lường tỷ lệ thoát thường có liên quan đến thời gian trung bình người dùng trên trang. Từ thời gian trung bình người dùng trên trang, bạn sẽ hiểu được người dùng thường mất bao nhiêu thời gian để đọc nội dung trên trang của bạn. Có thể tỷ lệ thoát cao vì họ đã đọc được thông tin họ cần và không muốn dành thời gian ở lại website quá lâu.
Ở một góc nhìn khác, các chuyên gia trong lĩnh vực content marketing cho biết, tỷ lệ thoát thường cao hơn trên thiết bị di động vì người dùng thường có nhu cầu tìm kiếm cụ thể cao.
Tỷ lệ thoát 50% được coi là trung bình và nên chia dữ liệu tỷ lệ thoát của website theo các yếu tố khác nhau như hình thức truy cập website (thông qua email, mạng xã hội…), vị trí truy cập, thiết bị sử dụng, người dùng mới hay đã từng truy cập vào website những lần trước… Điều này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cụ thể hơn để từ đó cải thiện bounce rate của mình.
KPI cho kế hoạch Content Marketing hiệu quả – Bình luận (Comments)
Một số người làm Content Marketing cho biết, họ thường sử dụng các bình luận để xác định thành công của các chiến dịch marketing. Không giống như việc chia sẻ lên mạng xã hội hay click vào các liên kết khác, để lại bình luận trên website đòi hỏi rất nhiều “công sức” của người đọc. Người đọc phải dừng lại, suy nghĩ, đánh máy và trong hầu hết các trường hợp, họ thậm chí còn phải trả lời các bình luận của người khác về bình luận ban đầu của họ.
Để lại một bình luận không chỉ giúp công khai tăng thêm sức mạnh cho website mà mỗi bình luận mới còn thổi sức sống mới vào trang web của bạn. Mỗi bình luận mới là một sự phản ánh trực tiếp về mức độ hấp dẫn của bài viết của bạn.
Các lượt chia sẻ trên mạng xã hội (Social shares)
Content có giá trị sẽ có tỷ lệ tương tác cao hơn, người đọc có thể để lại bình luận trên bài viết của bạn.
Nhưng, phải làm thế nào để bạn có thể đo lường mức độ tương tác này? Các lượt share trên mạng xã hội chính là những gì mà bạn nên phân tích.
Nhiều người nghĩ rằng: Mức độ tham gia trên các phương tiện truyền thông xã hội thường được xem như là một số liệu “ảo” và thật khó để đo lường ROI từ mức độ này. Trừ khi doanh nghiệp của bạn hoạt động 100% dựa trên các nền tảng xã hội, bằng không, điều này cũng chẳng thay đổi quá nhiều lợi nhuận của bạn.
Có mức độ tương tác cao cho thấy nội dung của bạn có sự cộng hưởng với mọi người. Thông điệp của bạn đủ sức mạnh để thu hút sự chú ý người đọc và khiến họ phải ấn like sau khi kéo xuống cuối bài viết. Và, nội dung của bạn đủ chất lượng để tạo ra tác động đến người đọc, khiến họ bình luận về bài viết của bạn.
Các lượt chia sẻ có thể cho bạn biết rằng:
– Ai đó đã nhấp vào và đọc / xem nội dung của bạn
– Họ đủ yêu thích nội dung của bạn đến mức chia sẻ bài viết với những người khác
Vì thế, các số liệu này có thể cung cấp cho bạn một góc nhìn cụ thể về các topic được ưa chuộng, giúp bạn tạo ra Content hữu ích hơn trong tương lai. Từ đó, mang lại hiệu quả trong chiến lược Content Marketing
Bạn có thể sử dụng các công cụ như Overarching Social Media Analytics, Sociograph.io, Facebook Insights… để xem số lượng khách truy cập từ phương tiện truyền thông xã hội, cùng với phạm vi tiếp tự nhiên của bạn từ mỗi nền tảng khác nhau.
KPI cho kế hoạch Content Marketing hiệu quả – Các liên kết (Links)
Số lượng các trang web khác liên kết đến bài viết của bạn trong vòng 30 ngày kể từ ngày nội dung này được “lên sóng” là thước đo cho chất lượng Content Marketing của bạn.
Các liên kết càng nhiều càng tốt. Bởi backlinks vừa tăng referral traffic vừa cho Google biết nội dung của bạn rất đáng tin cậy, góp phần giúp tăng ranking chung của toàn website.
Lời kết
Nếu chiến dịch Content Marketing không tạo ra kết quả mong muốn ban đầu. Ít nhất việc theo dõi các chỉ số trên sẽ giúp bạn hiểu khách hàng của mình và biết mình cần phải làm gì trong thời gian tiếp theo. Nếu cần thêm thông tin các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại đây:
https://seohanoi.net/kpi-cho-ke-hoach-content-marketing-hieu-qua-phan-2/
https://www.facebook.com/owlinkmedia
(Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp)